(Nguồn: Getty images)

(Nguồn: Getty images)

Mặc dù vượt xa đối thủ hàng đầu của đảng Cộng hòa về tổng số tiền quyên góp đã nhận được, ứng cử viên gần như chắc chắn của đảng Dân chủ, đương kim Tổng thống Barack Obama, đang gặp không ít khó khăn trong việc huy động tiền từ những tổ chức và cá nhân giàu có.

 

Đây là nhóm đã từng đóng góp những khoản tiền lớn cho ông trong cuộc vận động tranh cử tổng thống hồi năm 2008.

Kể từ tháng 4/2011 khi chính thức thông báo ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ hai đến hết tháng 1/2012, ông Obama và Ủy ban toàn quốc đảng Dân chủ (DNC) đã quyên góp được tổng cộng 255,2 triệu USD, cao hơn nhiều mức 138,3 triệu USD mà ông và DNC nhận được trong cùng thời điểm tranh cử của năm 2008.

[Tổng thống Barack Obama vẫn đang chiếm ưu thế]

Khoản tiền quyên góp mà ông Obama đã nhận được này gấp hơn 4 lần so với 63,1 triệu USD mà ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa, cựu Thống đốc Mitt Romney đã quyên góp được, cũng như ông George W. Bush năm 2004. Nnhững người đóng góp ủng hộ ông Romney chủ yếu là người giàu có, với mức trung bình từ 2.000 USD trở lên.

Tính đến hết tháng 1/2012, đã có khoảng 1,4 triệu người đóng góp tiền ủng hộ nỗ lực tranh cử nhiệm kỳ hai của ông Obama, trong đó người đóng góp thấp nhất là 2 USD. Tuy nhiên, điều bất ngờ là cho tới nay, mới chỉ có khoảng 11.000 người đóng góp từ 2.000 USD trở lên cho ông Obama, chưa bằng một nửa so với 23.000 người đóng góp mức tiền lớn này cho ông năm 2008.

Thu nhiều, nhưng ông Obama và đảng Dân chủ cũng chi với tốc độ khá nhanh. Đến hết tháng 1/2012, ông Obama và DNC chỉ còn trong tay 74 triệu USD.

Để cải thiện tình hình tài chính được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định thành bại của nỗ lực tái cử, trong năm 2012 ông Obama có kế hoạch tổ chức khoảng 40 sự kiện lớn để quyên góp tiền. Riêng trong tuần qua, với 5 sự kiện được tổ chức ở hai bang, ông Obama đã bỏ thêm vào túi tiền tái tranh cử khoảng 5,5 triệu USD./.

                                                                           Theo Báo TTXVN
 
 

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục