Trung Quốc ngày 12/4 đã hối thúc Philippines rút hai tàu hải quân ra khỏi vùng biển tranh chấp ở ngoài khơi bãi đá ngầm Scarborough, mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, ở Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đã đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp báo thường kỳ ở thủ đô Bắc Kinh.
Ông Lưu Vi Dân ám chỉ cuộc đối đầu ngày càng leo thang giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Philippines cử 2 tàu chiến, trong đó có một tàu đô đốc mang tên Gregorio del Pilar, tới “thị uy” 2 tàu hải giám của Trung Quốc đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ một nhóm ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.
Theo ông Lưu Vi Dân, các tàu hải giám do chính phủ Trung Quốc chính thức điều tới bãi đá ngầm Hoàng Nham/Scarborough không phải là tàu hải quân, và rằng các tàu này đã có lịch trình ra khu vực trên từ trước.
“Các tàu được điều tới để bảo vệ ngư dân, tàu cá và các hoạt động đánh bắt cá mà Trung Quốc cho là hợp pháp”, ông Lưu Vi Dân nói.
Ông Lưu Vi Dân cũng cho biết Bắc Kinh đang duy trì liên lạc với Manila thông qua kênh ngoại giao với hy vọng vụ việc sẽ không trở nên nghiêm trọng hơn.
Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên chỉ ít giờ sau khi Philippines điều tàu tuần duyên thứ hai tham gia sứ mệnh bảo vệ chủ quyền ở bãi đá ngầm Scarborough cùng với tàu chiến lớn nhất của nước này Gregorio del Pilar.
Gregorio del Pilar, tàu chiến lớn nhất của Philippines.
“Tàu đã tới khu vực. Nó sẽ ở đó để hỗ trợ hải quân của chúng tôi và nhằm chứng tỏ chủ quyền”, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói. “Nhiệm vụ của nó là bảo vệ vùng biển của chúng tôi”.
Tuy nhiên, ông Hernandez cũng nhấn mạnh Philippines muốn chấm dứt vụ việc một cách hoà bình và nhanh chóng.
Cuộc tranh cãi bắt đầu hôm 8/4 khi giới chức Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trong khu vực bãi đã ngầm Scarborough/Hoàng Nham mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.
Bãi đá này nằm cách bờ biển phía Tây của đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý. Vì vậy, nước này cho rằng bãi đá ngầm trên thuộc chủ quyền của mình vì nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của luật hàng hải quốc tế.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền đối với vùng biển này, thậm chí còn mở rộng ra toàn bộ Biển Đông, vươn tới cả những vùng gần bờ biển của các quốc gia khác trong khu vực.
Giới chức Trung Quốc khẳng định các ngư dân của họ được quyền hoạt động tại bãi đá ngầm Hoàng Nham/Scarborough, đồng thời cho biết tất cả các ngư dân đang đánh bắt cá tại vùng biển này là cư dân tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc.
Theo DanTri
Tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ thế nào sau vụ phóng tên lửa sắp tới của Bình Nhưỡng? Đây đang là câu hỏi được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay khi mà Triều Tiên đã gần như hoàn tất khâu chuẩn bị cho vụ phóng và giờ “G” cũng sắp điểm.
Khủng hoảng chính trị Syria kéo dài trong hơn một năm qua dường như đã lâm vào ngõ cụt khi giao tranh giữa lực lượng chính phủ với phe đối lập ngày càng quyết liệt.
Một tạp chí quân sự uy tín cho hay Israel không thể phá huỷ chương trình hạt nhân của Iran bằng một cuộc tấn công phủ đầu với lực lượng không quân hiện thời, khiến giới lãnh đạo nước này phải tìm kiếm các biện pháp tấn công khác.
“Bao nhiêu ký ức đau đớn hãi hùng kéo về như bão tố. Người bố bắt con lao động kiệt sức, và sẵn sàng giết con”...
Hãng thông tấn chính thức KCNA đưa tin một quan chức Triều Tiên ngày 5/4 tuyên bố việc đánh chặn vụ phóng vệ tinh của nước này sẽ là một hành động chiến tranh.
Ngày 5/4, gần 1.000 người dân tỉnh An Huy (miền Đông Trung Quốc) đã phải sơ tán sau khi một đường ống dẫn khí tự nhiên bị rò rỉ gây hỏa hoạn.