Tên lửa Unha-3 của Triều Tiên trước vụ phóng.
Liên hợp quốc hôm qua đã gọi việc Triều Tiên phóng tên lửa, vốn vỡ ra thành nhiều mảnh ngay sau khi được phóng lên, là một điều đáng tiếc và vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an.
Một tuyên bố được đưa ra sau các cuộc họp kín nói rằng vụ phóng đã vi phạm 2 nghị quyết của Hội đồng bảo an.
Các cuộc tham vấn về biện pháp đáp trả thích hợp sẽ tiếp tục, do tính cấp bách của vụ việc, tuyên bố cho biết thêm.
Trong một động thái bất thường, Triều Tiên hôm qua thừa nhận vụ phóng vệ tinh đã thất bại và vẫn tiếp tục các hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành như đã định tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Theo chủ tịch luân phiên của Hội hội đồng bảo an, đại sứ Mỹ Susan Rice, Triều Tiên đã vi phạm các nghị quyết trừng phạt 1718 và 1874.
Hội đồng bảo an đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc chống lại Triều Tiên sau khi nước này tiến hành các vụ thử tên lửa vào năm 2006 và 2009.
Bà Rice không tiết lộ biện pháp đáp trả mà họ đang cân nhắc là gì. Nhưng Aidan Foster-Carter, một nhà phân tích về Triều Tiên tại Đại học Leeds, cho rằng viễn cảnh về một hành động quốc tế mạnh mẽ là “hơi u ám”.
Trước đó, Washington đã cáo buộc Triều Tiên đe doạ an ninh khu vực và rằng Bình Nhưỡng đã tự cô lập mình hơn nữa khỏi thế giới bên ngoài.
Mỹ cũng huỷ một thoả thuận viện trợ lương thực như đã định với Bình Nhưỡng.
Một phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ nói họ sẽ xem xét các biện pháp cấm vận bổ sung nếu Bình Nhưỡng tiếp tục các hành động gây hấn.
Nga phản đối các biện pháp cấm vận mới
Nga hôm qua đã chỉ trích Triều Tiên về vụ phóng tên lửa, nhưng cho biết nước này phản đối các nghị quyết mới chống lại Bình Nhưỡng.
“Chúng tôi không tin các lệnh trừng phạt mới - chúng không giúp ích gì trong việc giải quyết tình hình”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố sau các cuộc hội đàm với các người đồng cấp Ấn Độ và Trung Quốc.
Ông Lavrov nói Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phải đáp trả vụ phóng của Triều Tiên, nhưng cảnh báo rằng các cấm vận thương mại hoặc đe doạ quân sự có thể phản tác dụng.
“Chúng tôi đã thảo luận vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và vụ phóng tên lửa thất bại. Chúng tôi tin rằng cần thiết phải đáp trả với các thách thức thông qua các biện pháp chính trị và ngoại giao”.
Trước đó, Trung Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh và kiềm chế sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Theo DanTri
Cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua có bước ngoặt kịch tính với việc cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai bị tước bỏ toàn bộ chức vụ trong khi người vợ bị bắt vì nghi ngờ giết người.
Ngày 10.4, lực lượng tuần duyên Nhật đã bắt đầu phát đi cảnh báo cho tàu bè trong khu vực về nguy cơ các mảnh vỡ trong vụ phóng vệ tinh của CHDCND Triều Tiên rơi xuống, theo AFP.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà Mỹ Rick Santorum hôm qua đã tuyên bố chấm dứt cuộc chạy đua vào Nhà Trắng, mở đường cho cựu thống đốc Massachusetts Mitt Romney giành tấm vé ứng cử tổng thống để đối đầu với Barack Obama vào tháng 11 tới.
Tình hình bán đảo Triều Tiên sẽ thế nào sau vụ phóng tên lửa sắp tới của Bình Nhưỡng? Đây đang là câu hỏi được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay khi mà Triều Tiên đã gần như hoàn tất khâu chuẩn bị cho vụ phóng và giờ “G” cũng sắp điểm.
Khủng hoảng chính trị Syria kéo dài trong hơn một năm qua dường như đã lâm vào ngõ cụt khi giao tranh giữa lực lượng chính phủ với phe đối lập ngày càng quyết liệt.
Một tạp chí quân sự uy tín cho hay Israel không thể phá huỷ chương trình hạt nhân của Iran bằng một cuộc tấn công phủ đầu với lực lượng không quân hiện thời, khiến giới lãnh đạo nước này phải tìm kiếm các biện pháp tấn công khác.