Hôm nay, Ủy ban bầu cử Ai Cập sẽ chính thức thông báo kết quả cuộc bầu cử Tổng thống dân chủ đầu tiên của nước này kể từ khi cựu Tổng thống Hosni Mubarrack bị lật đổ hồi tháng 2/2011.

Người dân Ai Cập chờ kết quả bầu cử Tổng thống chính thức.
Người dân Ai Cập chờ kết quả bầu cử Tổng thống chính thức.

Kết quả được thông báo sau khi Ủy ban bầu cử Ai Cập tiếp nhận và xem xét hơn 400 đơn khiếu nại gian lận bầu cử do cả hai lực lượng tranh cử, ủng hộ cựu Thủ tướng Ahmed Shafiq của quân đội và Mohamed Morsy của tổ chức Huynh đệ Hồi giáo, gửi tới.

Đáng lẽ, kết quả bầu cử chính thức được thông báo vào hôm thứ Năm (21/6) nhưng đã bị hoãn lại 3 ngày vì có quá nhiều cáo buộc gian lận từ cả hai phía.

Các nguồn tin từ Ai Cập cho biết người ta đã phát hiện có tới 4 triệu phiếu gian lận trong tổng số 25 triệu phiếu bầu. Tình trạng gian lận cũng đã xảy ra tại 4 trên 17 khu vực bầu cử của Ai Cập.

Theo giới phân tích, kết quả bầu cử sẽ là câu trả lời chính thức cho việc Ai Cập sẽ đi theo mô hình nhà nước thế tục dưới sự dẫn dắt ông Shafiq hay nhà nước mang nặng giáo lý đạo Hồi của ông Morsy.

Sẽ có thỏa hiệp về vị trí tổng thống?

Theo báo chí Ai Cập ngày 23/6, trước thời điểm kết quả bầu cử được công bố, Hội đồng quân sự cầm quyền ở Ai Cập và tổ chức Huynh đệ Hồi giáo đã tiến hành một loạt cuộc đàm phán cấp cao nhằm đi đến "thỏa thuận chính trị” về việc lựa chọn gương mặt chiến thắng trong cuộc bầu cử.

Theo đó, nhiều khả năng ứng cử viên Mohamed Morsy của Huynh đệ Hồi giáo sẽ trở thành tân tổng thống Ai Cập và đổi lại, ông Morsy sẽ phải giữ nguyên Tuyên bố Hiến pháp bổ sung vừa được Hội đồng Tối cao các Lực lượng Vũ trang (SCAF) ban hành, ít nhất trong thời điểm hiện nay.

Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí sẽ chỉ tiến hành bầu lại 1/3 số ghế Quốc hội theo hệ thống ứng cử viên độc lập, thay vì phải giải tán cơ quan này theo phán quyết trước đó của Tòa án Hiến pháp Tối cao.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin thân cận với cuộc đàm phán, hai bên vẫn chưa thực sự đi tới quyết định cuối cùng về thỏa thuận chính trị này.

“Hiện chúng tôi vẫn chưa đạt được nhất trí về một số vấn đề. Phía SCAF cho biết họ sẽ lấy đi tất cả nếu chúng tôi không chịu nhượng bộ. Vì vậy, chúng tôi cũng sẽ không bất ngờ nếu họ thông báo ông Ahmed Shafiq là tổng thống", một thủ lĩnh cấp cao của Huynh đệ Hồi giáo cho biết.

Trước đó, ngày 22/6, SCAF đã chỉ trích việc Huynh đệ Hồi giáo gây căng thng bằng cách công bố kết quả bầu cử sớm.

Việc tuyên bố kết quả bầu cử tổng thống trước khi có thông báo chính thức của Ủy ban bầu cử hành động phi lý và là một trong những lý do chính gây căng thẳng cũng như chia rẽ trên chính trường Ai Cập”,  SCAF tuyên bố trên truyền hình.

Trong khi đó, hàng triệu người dân Ai Cập tiếp tục bám trụ tại quảng trường Tahrir ở trung tâm thủ đô Cairo để chờ kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào tối nay theo giờ Việt Nam.

 

                                                                             Theo Dantri

 

Các tin khác

Tổng Thư ký LHQ cảm ơn Tổng thống nước chủ nhà Hội nghị Rio+20.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Mỹ Obama hội đàm bên lề G20 ở Mexico hôm 18/6.

G20 lập kịch bản cho tăng trưởng toàn cầu

Ngày 19.6, các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đã tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Mexico nhằm lên kế hoạch phối hợp hành động toàn cầu tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm công ăn việc làm để đối phó với hậu quả của khủng hoảng nợ công tại Châu Âu.

Myanmar: Chú trọng tư nhân hóa và lương tối thiểu

Myanmar đặt mục tiêu tăng GDP tính trên đầu người lên gấp 3 lần trong vòng vài năm tới khi nước này chuẩn bị bước vào làn sóng cải cách thứ hai, trong đó đặc biệt chú trọng vấn đề tư nhân hóa và mức lương tối thiểu.

Mỹ - Nhật - Hàn tập trận quy mô lớn

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiến hành song song 2 cuộc tập trận lớn trong tuần này, trong đó có cuộc tập trận bắn đạn thật lớn nhất từ trước đến nay, nhân kỷ niệm 62 năm cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Trung Quốc rút tàu khỏi đảo tranh chấp

Trung Quốc hôm qua cho biết nước này sẽ rút các tàu cá khỏi một bãi đá ngầm tranh chấp ở Biển Đông sau một động thái tương tự từ phía Philippines.

Hàng loạt vụ đánh bom ở I-rắc gây thương vong lớn

Theo các hãng tin Tân Hoa xã và AP, ngày 13-6, tại nhiều khu vực ở I-rắc đã xảy ra hàng hoạt vụ tiến công và đánh bom đẫm máu nhằm vào lực lượng an ninh và những người hành hương Hồi giáo dòng Si-ít, khiến hơn 60 người chết và hơn 100 người bị thương.

Trung Quốc dùng vũ khí kinh tế đối với Philippines

Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông nay đã chuyển sang lĩnh vực kinh tế, với những hậu quả không chỉ giới hạn trong cuộc “chiến tranh chuối" giữa hai nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục