Iran vẫn tỏ ra lạc quan bất chấp việc lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chính thức có hiệu lực từ hôm nay.

Iran vẫn tỏ ra lạc quan bất chấp việc lệnh cấm vận dầu mỏ của EU chính thức có hiệu lực từ hôm nay.

Lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành dầu mỏ của Iran chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay trong khuôn khổ các nỗ lực quốc tế nhằm buộc Nhà nước Hồi giáo này phải từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi.

 

Lệnh cấm đã được các nước thành viên EU nhất trí thông qua lần đầu tại cuộc họp hôm 23/1 và lần tiếp theo hôm 25/6 , bao gồm việccấm nhập khẩu dầu thô, các sản phẩm hóa dầu và vàng của Iran.

Tuy nhiên, đối với những hợp đồng cung cấp dầu mỏ được ký trước ngày 23/1, các biện pháp này sẽ được hoãn thực thi trong nửa năm nhằm cho phép các nước thành viên EU có thể tìm nguồn cung mới thay thế lượng dầu nhập khẩu từ Iran.

Để chuẩn bị cho việc áp đặt đầy đủ lệnh cấm vận từ 1/7, ngay từ cuối tháng Tư, các nước EU đã tìm cách thay thế khoảng 70% nguồn cung dầu mỏ từ Tehran. Vì vậy, theo đánh giá của giới chuyên gia, việc thực thi lệnh cấm sẽ không gây nhiều trở ngại cho các thành viên EU cũng như nền kinh tế châu Âu và thị trường dầu mỏ thế giới.

Tuần trước, Hàn Quốc trở thành nước đầu tiên ở châu Á thực thi lệnh cấm vận của EU khi loan báo quyết định ngưng mua dầu của Nhà nước Hồi giáo. Tuy nhiên, tác động của lệnh cấm đối với Iran cũng chưa thực sự rõ rệt.

“Lệnh cấm vận dầu mỏ của EU sẽ không tác động tới nền kinh tế đang trỗi dậy cũng như tốc độ tăng trưởng của Iran”, hãng thông tấn IRNA dẫn lời các nghị sỹ nước này khẳng định.

Ngoài ra, để đối phó với lệnh cấm của EU cũng như quyết định của Mỹ về việc trừng phạt bất kỳ nước nào giao dịch dầu mỏ với Iran, mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Rostam Ghasemi đã kêu gọi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tổ chức cuộc họp khẩn cấp để thảo luận về tình trạng giá dầu đang ở mức phi lý.

Hiện giá dầu đang ở mức thấp nhất từ đầu năm đến nay, do trì trệ của kinh tế thế giới khiến nhu cầu dầu mỏ giảm bớt.

Iran hiện là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư thế giới với sản lượng bình quân mỗi ngày đạt hơn 4 triệu thùng. Trong những tháng gần đây, con số này tuy không được duy trì ở mức tương tự, song vẫn đủ để cho Tehran tiếp tục tài trợ các chương trình hạt nhân mà nước này nhiều lần tái khẳng định hoàn toàn vì mục đích hòa bình.

 

                                                                       Theo Dantri

 

Các tin khác


ĐHĐ LHQ khóa 78: Thúc đẩy tăng cường sự hiện diện của nữ giới

Tổng cộng 130 nhà lãnh đạo thế giới và hơn 50 quan chức có bài phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 78 diễn ra ở thành phố New York (Mỹ) trong tuần qua, song tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm chưa đầy 12%.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ thổi bùng làn sóng trộm cắp ở Australia, New Zealand

Một người đàn ông chạy ra khỏi siêu thị ở New Zealand cầm theo những chiếc túi nhồi nhét chín cái chân cừu mà không thanh toán.

Bạo lực lại bùng lên ở Kosovo

Theo tờ Deutsche Welle của Đức ngày 26/9, sau cuộc đụng độ giữa các tay súng người Serbia và cảnh sát Kosovo tại làng Banjska ở phía bắc Kosovo gần biên giới Serbia khiến 5 người thiệt mạng, khu vực này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Hàn - Trung - Nhật nhất trí sớm nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên vào thời gian sớm nhất sau thời gian dài đình trệ.

Thêm một tàu chở hàng khởi hành từ cảng của Ukraine trên Biển Đen

Hãng Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết ngày 26/9, một tàu chở hàng đã rời cảng của Ukraine trên Biển Đen.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục