Mô phỏng hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ tại Châu Âu.

Mô phỏng hoạt động của hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ tại Châu Âu.

Mối quan hệ "cơm không lành, canh chẳng ngọt" giữa Nga và Mỹ lại vừa được đổ thêm dầu vào lửa khi Washington tuyên bố kế hoạch lần đầu tiên triển khai một biệt đội không lực tới Ba Lan để hỗ trợ các máy bay chiến đấu và máy bay vận tải từ năm 2013.

 

Dù trong các phát ngôn gần đây, hai bên vẫn tránh những cụm từ làm gia tăng căng thẳng, song, việc quân đội Mỹ tịnh tiến tới biên giới nước Nga đang có nguy cơ đẩy nhanh tốc độ chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường hạt nhân trên thế giới và khiến tình trạng đối đầu Nga - Mỹ ngày càng đáng lo ngại.

Sự hiện diện của quân đội Mỹ lần đầu tiên tại Ba Lan nằm trong khuôn khổ thỏa thuận xây dựng một bộ phận của Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ tại Châu Âu được hai bên ký kết cuối năm 2008. Tuy nhiên, sau khi Nga và Mỹ nhất trí "tái khởi động" mối quan hệ vào năm 2009, việc "chú Sam" không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự tại khu vực này đang khiến dư luận nghi ngờ mức độ chân thành của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton khi trao một nút bấm màu đỏ cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov như biểu tượng của việc chấm dứt leo thang căng thẳng giữa Mátxcơva và Washington. Nhiều ý kiến cho rằng, khó có thể thay đổi bản chất mối quan hệ giữa hai cựu đối thủ thời Chiến tranh lạnh mà đây chỉ đơn giản là một giai đoạn nghỉ lấy hơi trước khi bắt đầu cuộc đua mới. Hay nói một cách khác, kế hoạch tái thiết lập quan hệ không liên quan gì đến việc Mỹ muốn Nga là một bạn hữu và đồng minh. Đúng hơn, đây là một kế "hoãn binh" để Washington tập trung giải quyết những điểm nóng đang làm "chảy máu" nước Mỹ như Afghanistan và Iraq. Trong khi đó, Nga cũng tranh thủ củng cố ảnh hưởng tại không gian truyền thống và gia tăng quyền lực thông qua dự án xây dựng Liên minh Á - Âu. Cuộc tranh giành quyết liệt lợi thế địa - chính trị tại khu vực một thời được coi là "sân sau" của Nga đang chứa đựng những nguy cơ tạo ra bối cảnh cho Chiến tranh lạnh phiên bản mới.

Bằng chứng là cạnh tranh ngày càng rõ nét trong cuộc đua phát triển những thế hệ vũ khí và trang thiết bị quân sự tối tân, hiện đại. Cụ thể, nhằm đối trọng với lá chắn tên lửa Mỹ, Nga đang nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo 100 tấn có sức mạnh khủng khiếp, được phương Tây biết đến với cái tên "Quỷ Satan". Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (SMF) cũng sẽ được đổi mới bằng các tổ hợp tên lửa hiện đại Topol-M và Yars trong vòng 10 năm tới. Số lượng vũ khí hiện đại trong SMF theo đó sẽ tăng thêm 25%. Ngoài tên lửa, Nga và Mỹ cũng đã bước vào cuộc chạy đua phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Điển hình là chương trình phát triển hệ thống máy bay chiến đấu tiên tiến (JSF) với các mẫu máy bay F-35, F-35A của Mỹ. Nga đưa ra chương trình máy bay chiến đấu tiên tiến MFI với máy bay Mig-35 hay chương trình PAK-FA với các mẫu máy bay Su-37, Su-39, Su-41 và phiên bản mới Su-47 Berkut. Ngân sách quốc phòng của hai nước vì thế mà liên tục gia tăng bất chấp tình trạng khó khăn chung do khủng hoảng kinh tế thế giới đem lại. Đáng nói là, tình trạng căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ hiện nay khó có cơ hội "hạ nhiệt" vì bối cảnh chính trị hai bên đã có những thay đổi nhất định.

Còn nhớ, cách đây 4 tháng, trong "sự cố" quên tắt micro, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hứa hẹn với Thủ tướng Dmitry Medvedev (khi đó còn làm Tổng thống Nga) rằng ông sẽ "linh hoạt hơn" sau cuộc bầu cử tới đây. Nhưng, cho dù Tổng thống B.Obama có tái đắc cử đi chăng nữa thì sự "linh hoạt" có thể đó cũng sẽ gặp không ít trở ngại bởi NMD được phần lớn giới chính trị ở xứ Cờ hoa coi là một biểu tượng cả về sức mạnh quân sự lẫn an ninh của Mỹ. Trong khi đó, với Tổng thống Nga V.Putin, ông chủ điện Kremlin có thể mềm mỏng trong một số khía cạnh, nhưng với NMD sẽ là không thể. Mới đây, ông chủ Điện Kremlin còn khẳng định: "Một số hành động gần đây của Washington đang khiến Mátxcơva thực sự quan ngại, trước hết là kế hoạch thành lập NMD ở Châu Âu".

Rõ ràng, dù Chiến tranh lạnh đã lùi xa hơn 20 năm nhưng bóng ma của nó có thể quay lại bất kỳ lúc nào nếu các siêu cường không thể tìm ra hướng đi chung hướng tới sự ổn định cho an ninh toàn cầu.
 
 
                                                              Theo HaNoiMoi
 

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục