Hội nghị quốc tế về Biển Ðông lần thứ hai do Viện Nghiên cứu Biển Ma-lai-xi-a (MIMA) tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 4 và 5-9 tại Thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ, thu hút sự tham gia của gần 150 học giả, chuyên gia nghiên cứu, các nhà ngoại giao đến từ 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Với chủ đề "Những phát triển địa chiến lược và triển vọng quản lý tranh chấp", hội nghị tập trung sáu phần chính, bao gồm vấn đề tranh chấp ở Biển Ðông và ảnh hưởng đối với môi trường an ninh trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đánh giá tình hình địa chính trị hiện nay ở Biển Ðông, luật pháp quốc tế, cơ chế giải quyết tranh chấp, các giải pháp lâu dài và thảo luận nhóm về hướng giải quyết tranh chấp.
Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Viện trưởng MIMA, Phó Chuẩn Ðô đốc A.Ram-li nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược và kinh tế của Biển Ðông đối với các quốc gia ven biển và cộng đồng quốc tế. Ông cho rằng, tranh chấp lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền chồng lấn là nguyên nhân gây căng thẳng, đe dọa dẫn tới xung đột và đe dọa hòa bình, ổn định, đoàn kết giữa các bên có quyền lợi trong khu vực. Sự căng thẳng và các lợi ích đa dạng trong khu vực Biển Ðông yêu cầu các bên tranh chấp và các bên liên quan hết sức kiềm chế và tìm kiếm các kênh pháp lý và ngoại giao để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình. Ðiều này đòi hỏi sự tuân thủ luật pháp quốc tế, kỹ năng ngoại giao cấp cao, ý chí chính trị mạnh mẽ và hỗ trợ liên tục từ cộng đồng nghiên cứu về ý tưởng và phương sách giúp làm dịu tình hình hoặc thậm chí vượt qua những xung đột lợi ích của các bên liên quan. Tại hội nghị, các học giả và các chuyên gia nghiên cứu đến từ Bru-nây, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-li-pin, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po và Việt Nam đã trình bày tham luận, chia sẻ thông tin và đưa ra những đề xuất, biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát quản lý tranh chấp chủ quyền ở Biển Ðông trong bối cảnh địa chính trị trong khu vực đang có nhiều biến động.
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận về việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Ðông, cho rằng đây là thời điểm chín muồi để ASEAN và Trung Quốc bàn thảo với nhau để sớm hoàn tất bộ quy tắc này.
Các đại biểu đánh giá cao vai trò của ASEAN, cho rằng ASEAN đã đi đúng hướng khi thúc đẩy xây dựng COC. Dự thảo về các thành tố cơ bản của COC mà ASEAN đã đạt được cơ bản đi đúng hướng và phù hợp tình hình và thực tiễn tranh chấp đang xảy ra ở Biển Ðông hiện nay.
Trong bài phát biểu của mình, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao Nguyễn Hùng Sơn đã đề xuất các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như các bên có liên quan để giúp ổn định khu vực, bao gồm việc hướng dẫn bổ sung để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC); bắt đầu đối thoại về soạn thảo COC; tham gia vào đối thoại và hợp tác để thúc đẩy sự hiểu biết chung về Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982) và đạt được sự hài hòa trong ứng dụng và thực hiện; khuyến khích quan hệ song phương, giúp quản lý tình hình chung, bao gồm các tranh chấp lãnh thổ. Ðây là những cơ sở để có thể quản lý tình hình ở Biển Ðông, nhưng ASEAN và Trung Quốc cần phải sẵn sàng trong việc thu hẹp khoảng cách hiểu biết về môi trường chiến lược cũng như cơ chế pháp lý để thúc đẩy hợp tác hiệu quả.
Theo ND
Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Lào Nam Vi-y-a-kệt ngày 28-8 cho biết, sáu nước thành viên ban đầu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã cam kết hỗ trợ bốn nước thành viên gia nhập sau thu hẹp khoảng cách về phát triển.
Theo Roi-tơ ngày 25-8, nhà du hành vũ trụ Mỹ Nên Am-xtroong, người đầu tiên trong lịch sử đặt chân lên mặt trăng, đã qua đời ở tuổi 82. Ông đã trải qua ca phẫu thuật liên quan bệnh tim hồi đầu tháng này.
Trung Quốc đang trên đà thăng tiến - nhanh và mạnh. Nhưng vì sao các quốc gia láng giềng của Trung Quốc không thể đoàn kết cùng nhau để đối trọng với nước này?
Mỹ đang có kế hoạch mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa tại Châu Á để đáp lại các mối đe dọa từ Triều Tiên và những động thái hung hãn của Trung Quốc.
Iran đã bắt đầu công trình xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa lớn nhất đất nước tại thành phố miền nam Abadeh.
Mỹ đang có kế hoạch mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Á trong một động thái nhằm hạn chế mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên song cũng có thể sử dụng để đối phó với quân đội Trung Quốc, theo các quan chức Mỹ.