Chiều 24/9, 75 tàu cá Đài Loan đã rời hải cảng thuộc huyện Nghi Lan, đông bắc Đài Loan, tiến thẳng đến quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku mà Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền và gọi là Điếu Ngư Đài. Đến sáng nay, hàng chục tàu cá đã ở trong vùng biển này.
Các tàu cá Đài Loan tiến ra quần đảo mà Đài Loan gọi là Điếu Ngư Đài.
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật sáng nay 25/9 cho biết hàng chục tàu Đài Loan, trong đó có 6 tàu của lực lượng bảo vệ bờ biển, đã tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp trên Hoa Đông.
“Hàng chục tàu cá đã tiến vào vùng biển. Các tàu này được 6 tàu bảo vệ bờ biển Đài Loan hộ tống”, người phát ngôn Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho hay.
"Sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định mua Điếu Ngư Đài, quyền đánh bắt cá hợp pháp của ngư dân Đài Loan đã bị xâm phạm. Toàn bộ 75 tàu cá của chúng tôi sẽ đến được vùng biển này bất chấp điều kiện thời tiết không thuận lợi", Chủ tịch Hiệp hội nghề cá Đài Lan Chen Chun-sheng nói trước lễ "xuất quân".
Chen Chun-sheng cũng cho biết toàn bộ 75 tàu cá sẽ tiến đến quần đảo Điếu Ngư Đài vào khoảng 5h00 sáng nay và "nhập hội" cùng với các tàu cá khác trước khi chia thành 5 nhóm đi vòng quanh quần đảo ít nhất một lần.
Theo các nguồn tin tại chỗ, ngay từ sáng, hàng chục tàu cá của Đài Loan đã đồng loạt kéo còi "hạ quyết tâm bảo vệ Điếu Ngư Đài. Hầu hết các tàu đều treo biểu ngữ ghi rõ: "Vùng biển Điếu Ngư Đài là vùng đánh bắt cá truyền thống của Đài Loan và không thể bị xâm phạm". Pháo hoa cũng đã được bắn lên trước khi các tàu cá chính thức ra khơi.
Đây là đợt điều động tàu cá lớn nhất của Đài Loan để từ khi tranh chấp chủ quyền quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku bùng phát từ hồi tháng 4 vừa qua.
Trước đó, có tin Trung Quốc cũng đã điều 700 tàu cá tới vùng biển tranh chấp nhưng sau đó Bắc Kinh đã bác bỏ thông tin này.
Trong tuyên bố cùng ngày, nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu cũng tái khẳng định quan điểm bảo vệ chủ quyền đối với Điếu Ngư Đài.
"Vùng biển Điếu Ngư Đài là ngư trường truyền thống của Đài Loan từ 100 năm qua. Các ngư dân Đài Loan đã rất giận dữ khi ngư trường của họ bị xâm phạm", ông Mã Anh Cửu nói với phái đoàn ngoại giao Anh đang ở thăm Đài Bắc.
Theo Dantri
Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga vừa thông báo và đề nghị gia đình của 14 nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy xưởng may ở thành phố Yegoryevsk, Nga sớm liên hệ để có thể đưa thi hài, di hài của họ về nước.
Sau khi Nhật Bản chính thức công bố kế hoạch quốc hữu hóa ba trong số năm đảo ở Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc phản ứng giận dữ với đỉnh điểm là việc điều một loạt tàu hải giám ra vùng biển này, khiến Biển Hoa Đông tiếp tục dậy sóng.
Làn sóng bài Mỹ bùng phát do bộ phim chống đạo Hồi được sản xuất tại Mỹ giờ đây đã trở thành làn sóng bài phương Tây sau khi có thêm sứ quán Anh và Đức tại Sudan trở thành mục tiêu tấn công của các tín đồ Hồi giáo.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta cuối tuần này sẽ bắt đầu chuyến công du Trung, Nhật, và New Zealand, trong khuôn khổ chuyển trọng tâm của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bất chấp các cuộc khủng hoảng hiện nay ở Trung Đông.
Hãng thông tấn nhà nước Uzbekistan đưa tin quốc gia Trung Á này đã bắt đầu cung cấp khí đốt thiên nhiên cho Trung Quốc, trong một động thái có thể khiến Nga khó chịu.
Philippines đã chính thức lấy tên “Biển Tây Philippines” để đặt cho các vùng lãnh hải trên Biển Đông, động thái có nguy cơ “đổ thêm dầu vào lửa” trong mối quan hệ vốn đang căng thẳng với Trung Quốc.