Khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Những vụ cãi nhau vặt quanh các hòn đảo đang là một mối đe dọa nghiêm trọng thật sự đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực.

 
Các quốc gia châu Á chính xác không hề nhìn thế giới chỉ qua một hạt cát, nhưng họ lại nhận diện các mối đe dọa nghiêm trọng đối với lợi ích quốc gia trong những phần nhô lên bé xíu và các bãi cạn bên ngoài bờ biển của họ. Mùa hè vừa qua là các tranh cãi giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á. Còn các tuần vừa rồi là những vụ việc náo động chống Nhật trên khắp các thành phố Trung Quốc vì tranh cãi đối với một nhóm các đảo không người ở mà Tokyo gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.

Hãng Tokyo và Honda đã đóng cửa các nhà máy của mình. Giữa lúc cả hai bên đều có những giọng điệu ghét bỏ lẫn nhau, một tờ báo Trung Quốc lại đưa ra một đề nghị rất lạ nhằm chấm dứt các hoạt động ngoại giao vô nghĩa và đặt thẳng vấn đề là 'tặng' cho Nhật Bản một quả bom nguyên tử.

Thật may đây cũng chỉ là một lối nói cường điệu kệch cỡm. Chính quyền Bắc Kinh chậm trễ hạ nhiệt đối với tranh cãi này, vì nhận thức các lợi ích kinh tế trong việc duy trì hòa bình. Tất cả những điều này nghe có vẻ có lý cho tới chừng nào bạn nhìn lại lịch sử - đặc biệt là khi đặt sự trỗi dậy của Trung Quốc trong bối cảnh thế giới của một thế kỷ trước. Trung Quốc đang tái trỗi dậy sau 150 năm chìm nổi, xunh quanh là các láng giềng đầy vẻ lo âu, rất nhiều trong số đó lại là đồng minh của Mỹ. Trong bối cảnh đó, các tranh cãi về các cụm đảo đá cũng có vai trò quan trọng như vụ ám sát Hoàng tử nước Áo.

Một núi, hai hổ

Những người lạc quan chỉ ra rằng mấy vụ hỗn chiến gần đây nhất chủ yếu là một phần trong kịch bản chính trị - sản phẩm của các cuộc bầu cử tại Nhật và một quá trình chuyển giao lãnh đạo ở Trung Quốc. Tranh cãi tại Sekaku/Điếu Ngư giờ sôi lên vì chính phủ Nhật đang mua lại ba trong số năm đảo từ một gia đình tư nhân người Nhật. Mục đích là vì chính quyền trung ương Nhật không muốn các đảo này rơi vào bàn tay của vị Thị trưởng Tokyo ranh mãnh có xu thế bài Trung. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cảm thấy bị mất mặt. Họ củng cố các tuyên bố chủ quyền và liên tục gửi các tàu tuần tra lấn vào vùng biển của Nhật. Điều này góp phần tạo dựng cho hình ảnh của bộ máy lãnh đạo Trung Quốc, nhất là trước khi Phó Chủ tịch Tập Cận Bình lên tiếp quản.

Những người lạc quan lại lập luận thêm rằng, nói chung thì châu Á quá bận kiếm tiền nên sẽ chẳng có thời gian để gây chiến. Trung Quốc giờ là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật. Các khách du lịch Trung Quốc thì tới Tokyo để mua sắm các loại túi xách, các mẫu váy thiết kế đặt trong các khung cửa kính ở khu mua sắm Omotesando. Trung Quốc không ham hố mở rộng lãnh thổ. Vậy thì, chính quyền Bắc Kinh đã có đủ mối tơ vò trong nước rồi, sao họ còn mưu cầu thêm rắc rối bên ngoài?

Châu Á quả thực cần nhiều lý do để duy trì quan hệ hữu hảo, và vụ cãi vã vặt này rồi sẽ chìm xuồng như những lần trước đó. Nhưng cứ mỗi lần tranh cãi biển đảo nổ ra là thái độ ngày một dữ dội hơn và niềm tin bị xói mòn thêm. Hai năm trước, khi Nhật bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá của Trung Quốc, họ đã nhận được đáp trả khi Bắc Kinh ngừng bán đất hiếm có vai trò then chốt cho ngành công nghiệp Nhật Bản.

Chủ nghĩa dân tộc dâng cao ở châu Á, đặc biệt là ở Trung Quốc đã làm cho nguy cơ này thêm trầm trọng. Chưa biết mức độ pháp lý trong các tuyên bố của Nhật Bản đối với các đảo này tới đâu, nhưng gốc rễ của nó bắt nguồn từ quá trình xây dựng đế chế xa xưa. Góp phần tạo nên chủ nghĩa dân tộc và khai thác khi cần, các lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang phải đối mặt với những lời chỉ trích cay độc nếu như họ không thể tự biện hộ cho mình. Một cuộc thăm dò mới đây cho rằng hơn một nửa người dân Trung Quốc tin rằng chỉ trong vài năm tới đây nước họ sẽ 'xung đột quân sự' với Nhật Bản.

Do đó, câu chuyện quần đảo này quan trọng ở chỗ tính chất đối kháng nhau trong cuộc chơi lớn vì tương lai châu Á, hơn là chỉ vì cá, dầu hay khí đốt. Tuy vậy, mỗi sự vụ dù là nhỏ, nhưng vẫn có nguy cơ tạo ra tiền lệ. Nhật Bản, và một số quốc gia Đông Nam Á khác sợ rằng nếu như họ 'nhượng bộ', thì Trung Quốc sẽ được đà lấn tới. Còn Trung Quốc sợ rằng nếu họ không thể dồn ép thì Mỹ và các bên khác sẽ nghĩ rằng họ có thể tha hồ tính kế chống lại Bắc Kinh.

Hợp tác và kiềm chế

Việc châu Á không thể giải quyết được vụ biển đảo dấy lên các câu hỏi rằng liệu khu vực có thể nào đương đầu với các cuộc khủng hoảng thật sự hay không, chẳng hạn như trên bán đảo Triều Tiên hay ở eo biển Đài Loan. Trung Quốc càng khát khao thể hiện quyền lực khắp nơi đã gây nên tình trạng phấp phỏng về cách thức họ hành xử với tư cách là một cường quốc thống trị. Và xu hướng để cho các tranh cãi vụn vặt nhất lại leo thang trở thành một cuộc xung đột toàn diện đã cho thấy rắc rối đối với Mỹ, vì Washington một mặt đảm bảo với Trung Quốc rằng họ hoan nghênh sự trỗi dậy của Bắc Kinh, mặt khác lại sử dụng lực lượng quân sự để sao cho Thái Bình Dương thật sự 'thái bình'.

Một số giải pháp sẽ phải mất một thế hệ mới xong. Các chính trị gia châu Á bắt đầu phải giải độc cho chủ nghĩa dân tộc mà họ nuôi dưỡng; về việc này thì sách giáo khoa trung thực sẽ rất hữu ích. Trong các thập kỷ tới đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ vẫn là một trọng tâm chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Việc 'hướng Á' của Tổng thống Barack Obama là một bước khởi đầu có ích trong việc thể hiện cam kết của Washington đối với các đồng minh. Nhưng Trung Quốc cũng cần hiểu rằng Mỹ muốn có một Trung Quốc đầy trách nhiệm để tin cậy với tư cách là một cường quốc thế giới.

Dựa trên các căng thẳng biển đảo này, cần có ba biện pháp bảo vệ ngay tức thời. Thứ nhất là giới hạn quy mô rủi ro để leo thang thành khủng hoảng. Một vụ va chạm giữa biển có lẽ sẽ đỡ dữ dội hơn nếu như có bộ quy tắc ứng xử quy định các tàu nên hành xử ra sao, và nên làm gì sau khi xảy ra tai nạn. Các chính phủ có thể dễ dàng làm việc với nhau hơn trong tình huống khẩn cấp nếu họ thường xuyên làm việc với nhau trong các cơ quan khu vực.

Cách bảo vệ thứ hai là tìm lại cách thức để tách bạch tranh cãi này và vấn đề chủ quyền, mà không đi kèm định kiến. Chủ tịch Trung Quốc tương lai Tập Cận Bình có thể xem lại thành công của những người tiền nhiệm, như Chủ tịch Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều từng dặt vấn đề chủ quyền cho thế hệ sau quyết định đối với vấn đề Senkaku/Điếu Ngư. Điều này thậm chí còn có ý nghĩa hơn nếu như các nguồn tài nguyên của các đảo đáng giá thứ gì đó: thậm chí các công ty quốc doanh có thể ngần ngại nếu như đặt các mỏ dầu của mình vào nguy cơ bị tấn công quân sự. Một khi tuyên bố chủ quyền được tách bạch, các quốc gia có thể bắt đầu chia sẻ các nguồn tài nguyên - hoặc tốt hơn là tuyên bố các đảo và vùng biển này là các khu dự trữ tài nguyên biển.

Nhưng không phải việc gì cũng giải quyết được thông qua hợp tác, do vậy, cách bảo vệ thứ ba thiên về hướng kiềm chế. Với quần đảo Senkaku, Mỹ đã rất rõ ràng: cho dù họ không đưa ra quan điểm nào về chủ quyền, nhưng các đảo này vẫn do Nhật quản lý và do đó vẫn nằm trong khuôn khổ hợp tác an ninh Mỹ - Nhật. Điều này lại củng cố cho sự ổn định, vì Mỹ sẽ sử dụng danh dự ngoại giao của mình để ngăn căng thẳng leo thang, và Trung Quốc hiểu rằng họ không thể đổ bộ.

Vai trò của Trung Quốc thậm chí còn có tính chất trung tâm hơn. Các lãnh đạo của họ luôn nói rằng sức mạnh ngày càng gia tăng của họ không phải là mối đe dọa đối với các quốc gia láng giềng. Họ cũng nói rằng họ hiểu lịch sử. Một thế kỷ trước ở châu Âu, những năm tháng hòa bình và toàn cầu hóa đã 'ru' các lãnh đạo rằng họ có thể đùa với những ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa mà không gặp 'hỏa hoạn'.

Còn sau mùa hè này, ông Tập Cận Bình và các nước láng giềng của ông cần nghĩ lại xem các hòn đảo này đang gây ra thiệt hại tới mức nào. Châu Á cần thoát ra khỏi đà trượt dốc vào tình trạng hồ nghi lẫn nhau. Đâu là cách tốt hơn cho Trung Quốc để có thể thể hiện sự chân thành trong cách trỗi dậy hòa bình chứ không phải là chiếm vai trò thống lĩnh?
 
 
 
                                                                          Theo Dantri
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các chính trị gia Philippines thích gắn hình ảnh của mình vào các công trình dân sinh làm từ tiền thuế của dân - Ảnh: Facebook của Anti-Epal
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Quan hệ Trung - Nhật xấu đi trầm trọng

Quan hệ Trung - Nhật tiếp tục xấu đi trầm trọng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hôm qua 23-9, Trung Quốc đã hoãn kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Nhật, dự kiến diễn ra ngày 27-9.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Nhật Bản, Trung Quốc: Sứ mệnh hòa giải có thành?

Ngày 17-9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã rời Nhật Bản đến Trung Quốc, chặng dừng chân thứ 2 trong chuyến công du 3 nước châu Á với điểm cuối là New Zealand. Hạ nhiệt căng thẳng giữa 2 quốc gia láng giềng thuộc khu vực Đông Bắc Á được cho là nội dung chính trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Hôm nay, Trung Quốc xét xử “siêu cảnh sát” Vương Lập Quân

Hôm nay (18.9), Vương Lập Quân - cựu Phó Thị trưởng và là cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh - sẽ ra hầu tòa tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, phiên toà kéo dài trong vòng một ngày.

Chuẩn bị đưa thi hài, di hài 14 người Việt thiệt mạng về nước

Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga vừa thông báo và đề nghị gia đình của 14 nạn nhân thiệt mạng trong vụ cháy xưởng may ở thành phố Yegoryevsk, Nga sớm liên hệ để có thể đưa thi hài, di hài của họ về nước.

 

Liệu có nổ ra xung đột Trung-Nhật trên Hoa Đông?

Sau khi Nhật Bản chính thức công bố kế hoạch quốc hữu hóa ba trong số năm đảo ở Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc phản ứng giận dữ với đỉnh điểm là việc điều một loạt tàu hải giám ra vùng biển này, khiến Biển Hoa Đông tiếp tục dậy sóng.

Sứ quán Anh, Đức tại Sudan tấn công vì bộ phim chống đạo Hồi

Làn sóng bài Mỹ bùng phát do bộ phim chống đạo Hồi được sản xuất tại Mỹ giờ đây đã trở thành làn sóng bài phương Tây sau khi có thêm sứ quán Anh và Đức tại Sudan trở thành mục tiêu tấn công của các tín đồ Hồi giáo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục