Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon cảnh báo việc CHDCND Triều Tiên đe dọa bắn tên lửa tới Mỹ là tín hiệu “đáng báo động” và có thể khiến căng thẳng trong khu vực tăng cao.
CHDCND Triều Tiên “khoe” tên lửa trong một buổi diễu hành tại Bình Nhưỡng - Ảnh: AFP |
Trả lời phỏng vấn Hãng tin AFP ngày 9-10, Tổng thư ký Ban Ki Moon nói: “Tôi đã đọc bản tin đó và đây là một tuyên bố đáng báo động từ CHDCND Triều Tiên. Họ nên góp sức làm giảm căng thẳng. Tuyên bố trên chỉ khiến căng thẳng tăng cao và làm mất lòng tin hơn nữa giữa hai miền nam và bắc. Đây cũng không phải là cách đạt được niềm tin với cộng đồng quốc tế”.
Ông Ban đồng tình với phần lớn các phân tích rằng CHDCND Triều Tiên đang phản ứng lại hiệp ước mới giữa Hàn Quốc với Mỹ về việc nâng cấp tầm bắn tên lửa của Hàn Quốc lên 800km. “Phản ứng của Bình Nhưỡng dường như xuất phát từ thỏa thuận gần đây giữa Hàn Quốc và Mỹ. Tuy nhiên đây là vấn đề hoàn toàn tách biệt”.
Tên lửa Hàn Quốc sau khi được nâng tầm bắn có khả năng bắn trúng các mục tiêu ở miền bắc và một số vùng tại Nhật Bản, Trung Quốc.
Tổng thư ký Ban thừa nhận không có cách nào xác định tuyên bố về khả năng tên lửa của CHDCND Triều Tiên trong ngày 9-10 đáng tin tới đâu. “Họ đã bắt đầu phát triển công nghệ hạt nhân từ cuối những năm 1990 và thất bại trong các cuộc thử nghiệm gần đây, đó là sự thật. Tuy nhiên tôi không có bất kỳ thông tin tin cậy nào về tầm công nghệ của họ tại thời điểm này”.
Cùng ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói rằng CHDCND Triều Tiên nên ngừng khoe khoang về khả năng tên lửa của mình, thay vào đó hãy chăm lo cho cuộc sống nhân dân trong nước. Bà Nuland cũng nhấn mạnh việc Hàn Quốc nâng tầm bắn tên lửa hoàn toàn mang tính chất phòng thủ.
Về phần mình, CHDCND Triều Tiên tiếp tục đưa ra những thông báo cảnh báo Mỹ và Hàn Quốc. Hãng tin KCNA ngày 9-10 dẫn lời người phát ngôn Ủy ban quốc phòng trung ương rằng Bình Nhưỡng “đã sẵn sàng đối đầu với các cuộc chiến bằng tên lửa và hạt nhân từ Mỹ và Hàn Quốc, để cho những nước này cảm nhận mùi vị thật sự của chiến tranh”.
Theo Báo Tuoitre
Các trận pháo kích qua biên giới và sự trả đũa lẫn nhau trong tuần ngày giữa hai nước láng giềng Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có bùng nổ chiến tranh tổng lực giữa hai nước này hay không?
Tàu hải giám Trung Quốc hôm nay 2/10 đã trở lại vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông, một tuần sau khi các tàu này rời khu vực và vài ngày sau cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa Trung-Nhật tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Tờ Times of India của Ấn Độ hôm nay (2-10) đưa tin quân đội nước này cuối cùng cũng có thể ngẩng cao đầu trước Trung Quốc khi đã được trang bị nhiều tàu cao tốc hiện đại QRT (phản ứng nhanh) để tuần tra hồ Pangong.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 2/10đã “đem mỡ kề miệng” đối thủ Cộng hòa, chỉ chưa đầy 24 giờ trước cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống cho nhiệm kỳ tới Obama-Romney, khi cho rằng tầng lớp trung lưu đã bị “chôn vùi” trong 4 năm qua.
Những vụ cãi nhau vặt quanh các hòn đảo đang là một mối đe dọa nghiêm trọng thật sự đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo toàn cầu sau khi phát hiện một loại virút lạ gây bệnh tương tự như bệnh hô hấp SARS có nguồn gốc từ Trung Đông.