Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9.

Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9.

Tàu hải giám Trung Quốc hôm nay 2/10 đã trở lại vùng biển thuộc quần đảo tranh chấp với Nhật trên Hoa Đông, một tuần sau khi các tàu này rời khu vực và vài ngày sau cuộc khẩu chiến nảy lửa giữa Trung-Nhật tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

 

Theo Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật, 4 tàu hải giám đã tiến vào vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư ngay sau 12h30 ngày 2/10 và phía Nhật đã yêu cầu các tàu rời khu vực.

 
“Tàu tuần tra của chúng tôi đã yêu cầu các tàu ra khỏi vùng biển Senkaku. Song chưa có phản ứng gì” từ phía các tàu Trung Quốc, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật cho biết. Ngoài ra, cơ quan này cũng cho biết 2 tàu khác của Trung Quốc đang tiến gần đến chuỗi đảo, nhưng không ở trong khu vực Nhật cho là vùng lãnh hải của mình.
 
Theo thông tin mới nhất, các tàu hải giám Trung Quốc đã rời đi sau khoảng 6 tiếng ở trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư.

 

Đây là lần đầu tiên trong khoảng 1 tuần tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển Senkaku/Điếu Ngư và sau cuộc khẩu chiến ngoại giao nảy lửa về chủ quyền quần đảo giữa Trung và Nhật tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.

 

Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba cho biết chính phủ đã lập tức gửi phản đối tới Trung Quốc về vụ việc mới nhất. “Chúng tôi muốn phía Trung Quốc tự kiềm chế”, ông cho biết với các phóng viên.

 

Trong khi đó, tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết Trung Quốc “rất không hài lòng” với động thái của “những nhà cánh hữu Nhật” tiến vào vùng biển quanh quần đảo.

 

“Nếu cứ để không bị kiểm soát, hành động khiêu khích như thế có thể làm phức tạp thêm tình hình và Trung Quốc đang theo dõi sát” sự việc, tuyên bố trên mạng của Bộ Ngoại giao cho hay.

 

Cho tới thứ hai tuần trước, các tàu chính phủ Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển của Senkaku/Điếu Ngư, bất chấp cảnh báo của lực lượng bảo vệ bờ biển được trang bị tối tân của Nhật.

 

Quần đảo Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, Nhật gọi là Senkaku và hiện do Nhật quản lý nằm trong ngư trường dồi dào và trên những hải lộ quan trọng. Lòng biển trong khu vực cũng được cho là có chứa một lượng dầu khí lớn.

 

Tuần trước, các nhà ngoại giao Nhật-Trung tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York, đã “khẩu chiến” dữ dội, với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cáo buộc Nhật Bản là “kẻ cắp”.

 

Phó đại sứ Nhật tại Liên hợp quốc Kazuo Kodama khẳng định quần đảo là lãnh thổ hợp pháp của Nhật và “tuyên bố cho rằng Nhật lấy đảo của Trung Quốc là không có cơ sở”.

 

Quá khứ đau buồn thời phát xít Nhật đô hộ Trung Quốc càng làm phức tạp hóa căng thẳng hai nước. Đó là chưa kể đến tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo của Đài Loan.

 

Thứ ba tuần trước hàng chục tàu cá được tàu tuần tra Đài Loan hộ tống đã tiến vào vùng biển, gây ra một cuộc đấu vòi rồng với lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật.

 

Căng thẳng trên Senkaku/Điếu Ngư đã âm ỉ nhiều thập niên nay, nhưng bùng phát vào đầu năm, khi thị trưởng Tokyo công bố kế hoạch mua quần đảo. Và tiếp sau đó, chính phủ Nhật quốc hữu hóa chúng, với giải thích là để ngăn chặn các kế hoạch thậm chí còn khiêu khích hơn của thị trưởng Tokyo. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận cách giải thích này và hàng loạt các cuộc biểu tình chống Nhật đã nổ ra trên khắp các thành phố Trung Quốc. Có lúc các cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực, phá hoại các công ty làm ăn tại Nhật. Vụ việc đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất châu Á.

 

 

                                                                                Theo Dân Trí

 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phó Tổng thống Mỹ Biden.
Khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Không có hình ảnh

Philippines lật tẩy chính trị gia khoác lác

Dư luận Philippines đang ủng hộ chiến dịch tẩy chay các chính trị gia khoác lác, thích “nhận vơ” công trạng về mình để đánh bóng hình ảnh và kiếm phiếu.

75 tàu cá Đài Loan tiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Chiều 24/9, 75 tàu cá Đài Loan đã rời hải cảng thuộc huyện Nghi Lan, đông bắc Đài Loan, tiến thẳng đến quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku mà Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền và gọi là Điếu Ngư Đài. Đến sáng nay, hàng chục tàu cá đã ở trong vùng biển này.

Ngăn chặn, trừng phạt các hành vi báng bổ đạo Hồi: Vì sao Mỹ, Pháp bất lực trước làn sóng bạo lực?

Trong lúc bộ phim của nhà sản xuất nghiệp dư người Mỹ gây cơn phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo còn chưa hạ nhiệt thì tờ Tạp chí Charlie Hebdo (Pháp) mới đây lại “đổ thêm dầu vào lửa”, khi cho đăng tải biếm họa nhà tiên tri Mohammed trong tư thế khỏa thân.

Quan hệ Trung - Nhật xấu đi trầm trọng

Quan hệ Trung - Nhật tiếp tục xấu đi trầm trọng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hôm qua 23-9, Trung Quốc đã hoãn kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Nhật, dự kiến diễn ra ngày 27-9.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Nhật Bản, Trung Quốc: Sứ mệnh hòa giải có thành?

Ngày 17-9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã rời Nhật Bản đến Trung Quốc, chặng dừng chân thứ 2 trong chuyến công du 3 nước châu Á với điểm cuối là New Zealand. Hạ nhiệt căng thẳng giữa 2 quốc gia láng giềng thuộc khu vực Đông Bắc Á được cho là nội dung chính trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Hôm nay, Trung Quốc xét xử “siêu cảnh sát” Vương Lập Quân

Hôm nay (18.9), Vương Lập Quân - cựu Phó Thị trưởng và là cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh - sẽ ra hầu tòa tại Tòa án Nhân dân Trung cấp Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, phiên toà kéo dài trong vòng một ngày.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục