Các trận pháo kích qua biên giới và sự trả đũa lẫn nhau trong tuần ngày giữa hai nước láng giềng Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có bùng nổ chiến tranh tổng lực giữa hai nước này hay không?

  

     Pháo kích qua lại biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang gây quan ngại lớn cho cộng đồng quốc tế.

Theo tờ Washington Post, lời cảnh báo do Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đưa ra ngày 5/10 về "một cuộc chiến tranh không xa giữa hai nước", cộng thêm các cuộc nã pháo trả đũa lẫn nhau kéo dài 4 ngày qua giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ đang gây lo ngại cho nhiều chuyên gia quan sát trong khu vực.

“Các chuyên gia cho rằng việc hai bên ‘chĩa súng’ vào nhau là động thái căng thẳng nguy hiểm nhất kể từ khi Ankara tuyên bố ủng hộ phe đối lập ở Syria lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad”, báo Washington Post ngày 6/10 viết.

Cũng theo tờ báo trên, mặc dù đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng "đạn lạc" từ Syria, nhưng những diễn biến hiện nay khác hẳn so với các lần trước, cả về thời gian và mức độ căng thẳng.

"Việc phía Syria bắn đồng loạt 6 phát đại bác vào cùng một địa điểm mang tính chất khác hẳn so với vụ việc quân đội Syria bắn rơi máy bay phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ cách đây không lâu. Vụ nã pháo mới này rõ ràng nhằm mục đích gây hấn và họ đã thực sự đạt được điều đó khi có tới 6 dân thường bị thiệt mạng", tờ báo dẫn lời một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ.

Tình hình càng leo thang nguy hiểm khi Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhanh chóng thông qua nghị quyết cho phép chính phủ tiến hành các chiến dịch quân sự vượt ra khỏi biên giới, động thái có thể đẩy cuộc nội chiến tại Syria ngày càng xoáy sâu vào khủng khoảng, đồng thời châm ngòi cho một cuộc chiến lan ra toàn khu vực.

"Trước đây, Ankara và nhiều nhà lãnh đạo Hồi giáo dòng Sunni ở vùng Vịnh đã công khai đứng về phe đối lập ở Syria. Nay, với việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ chính thức cho phép chính phủ phát động tấn công ra bên ngoài lãnh thổ, tình hình tại Syria sẽ càng trở nên khó kiểm soát", một quan chức khác nói.

Quan chức này cũng đưa ra dẫn chứng về việc các nước láng giềng rất dễ bị cuốn vào cuộc nội chiến ở Syria, nhất là khi các phần tử cực đoan có xu hướng lợi dụng điều này để đẩy nhanh tốc độ quốc tế hóa cuộc chiến nhằm lật đổ chính phủ đương quyền.

"Hồi tháng 8 vừa qua, Quân đội Syria Tự do (FSA) của phe đối lập thông báo đã bắt cóc 48 thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran và thề sẽ lần lượt hành quyết những người này nếu trong vòng 48 tiếng chính phủ của Tổng thống Assad không ngừng các cuộc tấn công đàn áp phe đối lập. Bằng cách này, rõ ràng các tay súng đối lập đã gây được ít nhiều sức ép lên chính phủ và đang cố gắng quốc tế hóa cuộc chiến đã kéo dài 19 tháng qua", ông này nói.

Lo ngại trên không phải là không có cơ sở khi tình hình ở biên giới Syria/Thổ Nhĩ Kỳ đang rất hỗn loạn với sự hiện diện của cả lực lượng binh sĩ chính phủ, các tay súng đối lập và các chiến binh nước ngoài, khiến các bên khó có thể xác định chính xác “thủ phạm” tiến hành các vụ nã pháo trên.

Tuy nhiên, khi nhận định về nguy cơ có thể bùng phát chiến tranh tổng lực giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, Phó Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS), ông Didier Billion, cho rằng khả năng này là rất thấp.

“Tình hình chắc chắn sẽ không xấu đi. Mọi việc sẽ nằm trong khuôn khổ được kiểm soát”, ông Billion nhận định.

Theo Phó Giám đốc IRIS, có thể Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiến hành một số chiến dịch quân sự nhưng sẽ rất hạn chế, vì nếu diễn ra chiến dịch quy mô lớn, tình hình sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát.

“Thời điểm căng thẳng sẽ kéo dài thêm một thời gian ngắn nữa nhưng không bên nào muốn đẩy sự việc đi xa hơn. Không bên nào muốn tiến hành chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Syria bởi lẽ điều kiện chính trị chưa cho phép làm điều đó, chưa kể những lo ngại về nguy cơ lún sâu vào một cuộc xung đột không lối thoát”, ông Billion phân tích.

Đây cũng là quan điểm của nhiều người vì xét trên cả bình diện quốc gia, khu vực và quốc tế, cho đến nay không bên nào muốn tình hình xấu đi hoàn toàn.

 

                                                                     Theo Dantri

 

Các tin khác

Tàu hải giám Trung Quốc trong vùng biển Senkaku/Điếu Ngư hồi đầu tháng 9.
Không có hình ảnh
Phó Tổng thống Mỹ Biden.
Khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Phát hiện bệnh SARS mới tại Trung Đông

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra cảnh báo toàn cầu sau khi phát hiện một loại virút lạ gây bệnh tương tự như bệnh hô hấp SARS có nguồn gốc từ Trung Đông.

Philippines lật tẩy chính trị gia khoác lác

Dư luận Philippines đang ủng hộ chiến dịch tẩy chay các chính trị gia khoác lác, thích “nhận vơ” công trạng về mình để đánh bóng hình ảnh và kiếm phiếu.

75 tàu cá Đài Loan tiến đến quần đảo Điếu Ngư/Senkaku

Chiều 24/9, 75 tàu cá Đài Loan đã rời hải cảng thuộc huyện Nghi Lan, đông bắc Đài Loan, tiến thẳng đến quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku mà Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền và gọi là Điếu Ngư Đài. Đến sáng nay, hàng chục tàu cá đã ở trong vùng biển này.

Ngăn chặn, trừng phạt các hành vi báng bổ đạo Hồi: Vì sao Mỹ, Pháp bất lực trước làn sóng bạo lực?

Trong lúc bộ phim của nhà sản xuất nghiệp dư người Mỹ gây cơn phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo còn chưa hạ nhiệt thì tờ Tạp chí Charlie Hebdo (Pháp) mới đây lại “đổ thêm dầu vào lửa”, khi cho đăng tải biếm họa nhà tiên tri Mohammed trong tư thế khỏa thân.

Quan hệ Trung - Nhật xấu đi trầm trọng

Quan hệ Trung - Nhật tiếp tục xấu đi trầm trọng do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Hôm qua 23-9, Trung Quốc đã hoãn kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Trung - Nhật, dự kiến diễn ra ngày 27-9.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Nhật Bản, Trung Quốc: Sứ mệnh hòa giải có thành?

Ngày 17-9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã rời Nhật Bản đến Trung Quốc, chặng dừng chân thứ 2 trong chuyến công du 3 nước châu Á với điểm cuối là New Zealand. Hạ nhiệt căng thẳng giữa 2 quốc gia láng giềng thuộc khu vực Đông Bắc Á được cho là nội dung chính trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục