Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố chủ nhân của giải Nobel Kinh tế học năm nay thuộc về hai giáo sư Mỹ là Alvin E. Roth, Đại học Harvard, và Lloyd S. Shapley, Đại học California.

 

Giáo sư Alvin E. Roth (ảnh trái) và giáo sư Lloyd S. Shapley (ảnh phải)
Alvivin E.Roth sinh năm 1951, hiện giảng dạy môn Kinh tế và Quản trị Kinh doanh tại Đại học Harvard (Mỹ). Ông nổi tiếng với các đóng góp về lý thuyết trò chơi, tạo lập thị trường và kinh tế học thực nghiệm.

Lloyd Shapley đã sử dụng một phương tiện được gọi là lý thuyết trò chơi mang tính hợp tác để nghiên cứu và so sánh các biện pháp kết hợp giữa các đối tượng khác nhau. Vấn đề then chốt là đảm bảo rằng việc kết hợp này bền vững theo nghĩa: hai tác nhân không thiên về một tác nhân khác so với đối tượng song hành hiện thời của mình.

Shapley và các đồng nghiệp của ông đã nhận thấy các biện pháp đặc thù - nhất là thuật toán Gale-Shapley - luôn đảm bảo một sự kết hợp bền vững. Các biện pháp này cũng giới hạn các động cơ của các tác nhân không làm xáo trộn quá trình kết hợp. Shapley có thể trình bày cách thức thiết kế đặc biệt của một biện pháp có thể mang lại lợi ích hệ thống cho bên này hoặc bên kia của thị trường.

Còn Alvin Roth nhận ra rằng các kết quả mang tính lý thuyết của Shapley có thể làm sáng tỏ việc vận hành của các thị trường quan trọng trên thực tế. Trong một loạt các nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm, Roth và các đồng nghiệp của ông đã chứng minh được rằng sự ổn định chính là chìa khóa cho việc nhận thức thành công của việc thành lập các thị trường đặc thù.

Sau đó, Roth đã chứng minh kết luận này của mình bằng các thí nghiệm một cách có hệ thống trong phòng lab. Ông cũng giúp thiết kế lại các tổ chức đã tồn tại để kết hợp các bác sĩ mới với bệnh viện, sinh viên và trường học, giữa những người hiến tạng và bệnh nhân. Tất cả những cách tân này đều dựa trên thuật toán Gale-Shapley, cùng với các điều chỉnh xem xét trong các bối cảnh đặc biệt và các quy định về đạo đức.

Mặc dù hai học giả này làm việc độc lập với nhau, nhưng sự kết hopự giữa lý thuyết nền tảng của Shapley và các điều tra mang tính thực tiễn, các thí nghiệm và thiết kế thực tế của Roth đã mở ra một lĩnh vực nghiên cứu rực rỡ và cải thiện vận hành của rất nhiều thị trường.

Cũng như những người đoạt giải Nobel khác, hai nhà khoa học này sẽ được trao giải thưởng trị giá 8 triệu kronor Thụy Điển (tương đương 1,2 triệu USD).

Năm 2011, giải Nobel Kinh tế năm 2011 đã được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển tuyên bố trao cho hai nhà khoa học người Mỹ khác là Thomas Sargent và Christopher Sims vì những nghiên cứu của họ về mối quan hệ giữa chính sách kinh tế vĩ mô và tác động của chúng lên nền kinh tế.

Christopher Albert "Chris" Sims là Giáo sư cấp cao giảng dạy bộ môn Kinh tế và Ngân hàng tại Đại học Princeton. Còn Thomas John "Tom" Sargent là nhà kinh tế học chuyên nghiên cứu kinh tế vĩ mô, và tiền tệ. Ông được tôn vinh là một trong những nhà kinh tế học có ảnh hưởng nhất trên thế giới hiện nay.

Tờ Economist nhận định rằng hai nhà khoa học này đã mang đến cho thế giới nhiều thay đổi. Thành quả của họ góp phần làm thay đổi tư duy kinh tế vĩ mô trong những năm 1970- 1980. Trong phạm vi học thuyết của Sargent, ý tưởng của ông là xây dựng mô hình cấu trúc của nền kinh tế dựa vào các yếu tố kinh tế vi mô không thay đổi một cách bất ngờ theo chính sách.

Cả hai đã nghiên cứu tại tại Đại học Minnesota, nơi tạo ra rất nhiều học thuyết kinh tế vi mô quan trọng. Đoạt giải thưởng Nobel, học thuyết của họ đã làm thay đổi nhận thức về chính sách tiền tệ với các can thiệp thực tiễn đối với những kỳ vọng hợp lý.

Cho tới nay, có 69 giải Nobel Kinh tế được trao cho các nhà khoa học, tính từ năm 1901 tới năm 2011. Chỉ có duy nhất một nhà khoa học nữ được nhận giải thưởng trong hạng mục này vào năm 2009, đó là Elinor Ostrom - một nhà kinh tế học người Mỹ (bà mất tháng 6/2012).

Leonid Hurwicz là người nhiều tuổi nhất nhận giải thưởng này, khi ông 90 tuổi. Ông là sinh năm 1917 tại Moscow, Nga và mất năm 2008 tại Mỹ.

 

                                               Theo VietNamNet

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục