Phố Arbat năm 1900. Ảnh: Itar-tass
Nói tới Moskva, không ai không biết con phố Arbat Cổ nổi tiếng. Nhân dịp 520 năm ngày "sinh nhật" con phố đậm chất văn hóa này, vốn được coi là một trong những con phố lâu đời nhất của thủ đô Nga, từ ngày 1-6/10, tại Moskva diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm đặc sắc. Chương trình được chuẩn bị rất phong phú, trong đó có các chuyến tham quan miễn phí tới bảo tàng và phòng triển lãm, rạp chiếu phim trong khu vực, cũng như các buổi hòa nhạc.
Theo phóng viên tại Moskva, ở thư viện Dobrolyubova (Đô-brô-liu-bô-va) tổ chức chương trình "Đọc về Arbat" với sự tham gia của các nhà văn và nghệ sĩ sống ở con phố này. Các buổi biểu diễn nhạc thính phòng được tổ chức từ ngày 1-5/10 tại Trường nhạc thiếu nhi mang tên Betthoven (Bét-thô-ven) ở trung tâm Slobodkin (Xlô-bốt-kin). Tại nhà hát Vakhtangov (Va-khơ-tan-gốp) diễn ra buổi hòa nhạc kỷ niệm, trong đó sẽ xướng tên các công dân danh dự của khu phố và trao giải cho các cặp vợ chồng đã chung sống với nhau 30, 40 và 50 năm hoặc lâu hơn.
Trong ngày lễ, khu đi bộ sẽ tổ chức "Ngày nhạc sĩ đường phố", "Ngày rạp hát đường phố", "Ngày văn hóa nhân dân". Trên màn hình lớn ngoài trời giới thiệu các bộ phim về những người nổi tiếng có đóng góp lớn cho sự phát triển và bảo tồn truyền thống của phố Arbat Cổ. Tại rạp "Tháng Mười" sẽ giới thiệu các bộ phim và phim tư liệu về phố Arbat. Sự kiện trung tâm sẽ là buổi nhạc kịch "Lịch sử Arbat - Lịch sử Moskva" diễn ra vào ngày 5/10 tới. Trong ngày này, phố Arbat được chia làm 5 khu vực phản ánh các thời kỳ lịch sử của con phố nổi tiếng này.
Phố Arbat lần đầu tiên được nhắc tới vào năm 1493. Theo một giả thuyết, tên con phố được đặt theo địa điểm Orbat, vốn có thể được lấy từ từ Arập "arbad" hay ngoại ô, nhiều khả năng do các thương gia phương Đông du nhập vào Moskva. Theo các giả thuyết khác, tên thành phố được lấy từ từ "gorbat", phản ánh đặc điểm địa hình của khu vực này hay từ từ "arba" (xe kéo) của người Tácta.
Sau vụ hỏa hoạn năm 1736, phố Arbat đã được xây dựng lại và các nhà quý tộc bắt đầu chuyển tới sống tại đây. Nơi đây có nhiều gia tộc nổi tiếng của Nga từng sinh sống như Gagarin (Ga-ga-rin), Dolgoruky (Đôn-gô-ru-ki), Tolstoy (Tôn-xtôi), Rostopchin (Rát-xtốp-trin), cũng như các văn sĩ nổi tiếng như Pushkin (Pu-skin), Gogol (Gô-gôn), Tolstoy, Saltykov-Shchedrin (Xan-ti-cốp Sét-đrin), Chekhov (Trê-khốp).
Vào cuối thế kỷ XIX, số cửa hàng trên phố Arbat tăng lên và các tòa nhà cao tầng bắt đầu được xây dựng. Trong các thập niên 30-50 của thế kỷ trước, Arbat trở thành con đường của chính phủ, nơi Y. Stalin (Xta-lin) đi xe tới Điện Kremlin. Năm 1952, một trong bảy tòa nhà chọc trời nổi tiếng của Moskva, nay là trụ sở Bộ Ngoại giao, được xây dựng trên quảng trường Smolensk (Xmô-len-xcơ), đầu phố Arbat Cổ, và vào thập niên 1960, người ta xây dựng đại lộ Arbat mới song song với phố Arbat Cổ. Dự án chuyển phố Arbat Cổ thành phố đi bộ được tiến hành trong giai đoạn 1974-1986. Ngày nay, Arbat Cổ là con phố đi bộ chính và là một trong những thắng cảnh nổi tiếng nhất của thủ đô Moskva./.
Theo Báo điện tử ĐCSVN
Ngày 23-8, hai vụ nổ bom liên tiếp xảy ra bên ngoài các nhà thờ của thành phố cảng Tripoli ở miền bắc Lebanon làm ít nhất 42 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ lên án vụ tấn công khủng bố này.
Tính đến ngày 16/8, số người thiệt mạng vì vụ nổ bom xe ở khu vực ngoại ô phía nam của Beirut, Li-băng đã lên tới 24 người và 248 người khác bị thương – Hội Chữ thập đỏ Li-băng cho biết.
Sáng 12-8, Ủy ban Bầu cử Campuchia (NEC) công bố kết quả sơ bộ cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia, theo đó Đảng Nhân dân Campuchia của Thủ tướng Hun Sen đã giành chiến thắng với 68 ghế trong Quốc hội khóa mới.
Hôm qua 31-7, Liên Hiệp Quốc (LHQ) tuyên bố chính quyền Syria đã cho phép các thanh sát viên LHQ đến nước này để điều tra nghi án vũ khí hóa học.
Ngày 30/7 vừa qua, một vụ nổ bom trên ô tô đã giết hại ít nhất 60 người tại Iraq. Một nhóm phần tử cực đoan thuộc tổ chức Al Qaeda đã thừa nhận gây ra vụ nổ trên để trả thù cho sự ngược đãi đối với cộng đồng người Sunni.
Ngày 31-7, Nội các Thái-lan quyết định áp đặt Luật An ninh nội địa (ISA) tại ba quận trung tâm Bangkok, nơi tập trung nhiều trụ sở trung ương, Tòa nhà Quốc hội (QH), Tòa nhà Chính phủ, Cung điện Hoàng gia, cho đến ngày 10-8, do lo ngại xảy ra biểu tình lớn dẫn đến bạo loạn.