Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký hơn 30 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký hơn 30 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Sự kiện Brexit, làm chấn động toàn thế giới, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin trở thành cơ hội không thể tốt hơn để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25-6 đã thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Phát biểu từ Bắc Kinh, Tổng thống Putin đánh giá cao “mối quan hệ đối tác toàn diện” giữa Nga và Trung Quốc. Cùng với đó, Moskva và Bắc Kinh đã ký kết hơn 30 thỏa thuận hợp tác.

 

Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Putin nhấn mạnh người dân hai nước mong muốn tăng cường và phát triển mối quan hệ song phương, đồng thời bày tỏ tin tưởng Nga và Trung Quốc có thể đạt thành tựu lớn hơn trên tất cả lĩnh vực về thương mại, đầu tư, nông nghiệp, năng lượng và công nghệ cao – một lĩnh vực ưu tiên của hai nước.

 

Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng, hai nước nên “thúc đẩy rộng rãi tư tưởng quan hệ hữu nghị mãi mãi”. Hai nhà lãnh đạo sau đó đã chứng kiến lễ ký hơn 30 thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế và thương mại, ngoại giao, cơ sở hạ tầng, công nghệ, nông nghiệp, tài chính, năng lượng, truyền thông, phát triển mạng Internet và thể thao.

 

Trong cuộc hội đàm song phương hôm 24-6 bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) tổ chức tại Uzbekistan, hai nhà lãnh đạo cũng đã nhất trí phát huy cơ hội 15 năm ký Điều ước hợp tác hữu nghị láng giềng và 20 năm thiết lập quan hệ đối tác hiệp tác chiến lược để tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Nga trên tất cả các lĩnh vực, nhất trí tăng cường hợp tác và trao đổi lập trường trên các diễn đàn đa phương và song phương, trong đó có diễn đàn SCO.

 

Trước đó, trong cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà Lý Khắc Cường, ông chủ Điện Kremlin khẳng định quan hệ Nga - Trung được xây dựng vững chắc trên cơ sở các lợi ích kinh tế chung, đề cập đến sự kỳ vọng của Moskva vào việc Bắc Kinh đầu tư và mua sắm dầu mỏ, khí đốt cũng như các tài nguyên khác từ Nga.

 

Đây là lần thứ 5 Tổng thống Putin tới Trung Quốc trong vòng 3 năm qua kể từ khi ông tái đắc cử Tổng thống Nga năm 2013. Chuyến thăm diễn ra vào đúng dịp Nga và Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 15 năm ký Điều ước hợp tác hữu nghị láng giềng và 20 năm thiết lập quan hệ đối tác hiệp tác chiến lược.

Có thể thấy, trong bối cảnh nước Nga đang chịu áp lực lớn từ lệnh trừng phạt của phương Tây, vấn đề kinh tế đã được nhà lãnh đạo Nga đặt lên hàng đầu trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Trung Quốc.

 

Đó là những nỗ lực để tích hợp sáng kiến Vành đai kinh tế, Con đường tơ lụa do Trung Quốc phác thảo với Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU hoặc EEU, chính thức hoạt động từ tháng 5-2015 giữa các nước từng là thành viên Liên Xô cũ gồm Nga, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan và Belarus) và việc Nga xuất khẩu năng lượng tới Trung Quốc cũng như Trung Quốc đầu tư cơ sở hạ tầng tại Nga.

 

Ông Lauren Goodrich, chuyên gia phân tích tình hình Á-Âu tại Công ty tình báo toàn cầu Stratfor (Mỹ) nhận định rằng, chính sách hướng sang Trung Quốc của Nga là thông điệp mạnh mẽ gửi tới châu Âu. Tăng đầu tư từ Trung Quốc vào Nga là ưu tiên của Tổng thống Putin vì Moskva đang cố gắng giảm thiểu thiệt hại kinh tế của đất nước trong cấm vận. Nga hy vọng Trung Quốc mạnh lên khi hội nhập EAEU bởi có thể sử dụng liên minh để tăng hoạt động xuất khẩu than đá, thép và xe hơi...

 

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định rằng, Nga sẽ vấp phải sự cạnh tranh tại châu lục do chính sách xoay trục sang châu Á, vì đây là chiến lược mà Mỹ đã và đang thực hiện. Bên cạnh đó, chiến lược “hướng Đông” của Nga diễn ra trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, xuất khẩu của Bắc Kinh đang gặp khó khăn. Thế nên, việc Tổng thống Putin thuyết phục được Trung Quốc gia nhập EAEU là một thành tựu mang tính chính trị hơn là kinh tế.

 

Mặt khác, trong khi những lợi ích kinh tế nếu Trung Quốc gia nhập EAEU vẫn chưa rõ ràng thì Bắc Kinh có thể tìm kiếm cách tiếp cận “có đi có lại” với Moskva vì những khó khăn ngoại giao mà nước này đang đối mặt trong thời gian gần đây. Trong đó nổi bật là tìm kiếm “đồng minh” trong vấn đề Biển Đông.

 

Sau sự kiện Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, làm chấn động toàn thế giới, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin trở thành cơ hội không thể tốt hơn để thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung.

 

                                                                             

                                                                     Theo CAND

 

Các tin khác


Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục