Từ đầu năm 2015, ở các tỉnh, thành Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang xảy ra hàng chục vụ trộm tiệm vàng tưởng chừng bế tắc trong quá trình phá án, song trong thời gian ngắn, lực lượng công an đã phá án một cách ngoạn mục từ những tình tiết không ngờ

                      Băng trộm hốt vàng vào giỏ tại tiệm vàng

 

Điển hình nhất là vụ trộm xảy ra ngày 18.6.2015 tại H.Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, đối tượng đột nhập vào Công ty TNHH kinh doanh vàng bạc và kim loại Huê Xương, lấy trộm 138 lượng vàng 18 K, 10 lượng vàng 24 K và 100 triệu đồng tiền mặt, tổng thiệt hại khoảng 3 tỉ đồng. Chứng cứ và manh mối tại hiện trường quá mơ hồ, trong khi nhóm trộm rất tinh vi, chúng nắm rõ quy luật hoạt động của các chủ tiệm vàng và nhân viên, việc bảo quản, trông giữ tài sản, hệ thống camera an ninh của tiệm vàng như thế nào... Nhóm trộm còn sử dụng công cụ để phá, cắt cửa nhôm, gỗ, tủ rất chuyên nghiệp.

 

Gắn thiết bị định vị trên ghe

 

 

Đấu tranh với Thắng và Đợi, cơ quan công an bắt giữ toàn bộ nghi can liên quan trong đường dây. Tại cơ quan công an các nghi can khai nhận, sau khi nhóm trộm “ăn hàng” xong, sẽ mang hàng về nấu lẫn lộn thành cục và tiêu thụ tại các tiệm vàng lớn ở TP.HCM với giá 15 triệu/cây vàng. Số tiền bán được sẽ chia cho từng thành viên nhóm, có lần mỗi tên được gần 300 triệu đồng. 

 

Mặc dù đã nghiên cứu rất kỹ, xem đi xem lại nhiều lần hình ảnh từ camera ghi lại toàn bộ việc “ăn hàng” của nhóm này, nhưng việc tìm ra nghi can vẫn là một ẩn số vì chúng sử dụng găng tay, đội mũ che mặt, mặc áo khoác kín mít. Trong khi đó, các vụ trộm tiệm vàng lại liên tục xảy ra khiến những người kinh doanh vàng bạc đá quý nơm nớp lo sợ. Trước tình hình trên, Tổng cục Cảnh sát đã thành lập ban chuyên án do thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng (Phó tổng cục trưởng) làm trưởng ban, đại tá Vũ Hoàng Kiên, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự (C45) - Bộ Công an làm Phó trưởng ban Thường trực...

 

Các trinh sát tích cực đi khảo sát ngày đêm ở các tỉnh miền Tây, khu vực nhiều tiệm vàng. “Trong lúc tưởng bế tắc, chúng tôi phát hiện 2 người lạ đáng nghi, thường xuyên đi vòng quanh khu vực tiệm vàng để khảo sát nên các trinh sát đã lần theo từ manh mối này. Điều bất ngờ là địa điểm tụ họp sau khi khảo sát là một chiếc ghe đậu ở gần chợ, công an nghi vấn đây chính là đầu mối quan trọng”, một trinh sát nhớ lại.

Từ đó, các trinh sát thuê ghe để theo dõi đường đi nước bước của nhóm này. Sau vài ngày, phát hiện nhóm này có

 

2 nhóm nhỏ gồm Lý Văn Đợi (52 tuổi, ngụ Q.8, TP.HCM); Nguyễn Văn Điệp (44 tuổi, ngụ TP.HCM); Văn Mười (19 tuổi), và nhóm gồm: Nguyễn Văn Dân (42 tuổi); Lê Văn Dũng (50 tuổi, cùng ngụ Vĩnh Long); Nguyễn Minh Thắng (53 tuổi, ngụ TP.HCM) và Phùng Thanh Tâm (ngụ Q.8, TP.HCM). Chúng liên tục thay nhau đi khảo sát sau đó “ăn hàng” ở nhiều tỉnh thành ở miền Tây để tránh bị công an phát hiện.

 

Băng trộm này chia việc rất rõ ràng, nhóm tại TP.HCM chi tiền mua ghe máy có công suất lớn để làm phương tiện gây án. Còn nhóm tại Vĩnh Long vào ban ngày sẽ chia nhau điểm lại những tiệm vàng gần sông, chủ tiệm vàng có nhiều sơ hở, có nhà sàn phía sau, nghiên cứu cách bố trí cửa ra vào, nơi đặt tủ trưng bày vàng, đặt camera an ninh... để đột nhập.

Thời gian còn lại trong ngày, chúng ăn ngủ trên ghe, gần 20 trinh sát phải lặn lội quanh đó để theo dõi các nghi can.

 

Ngoài ra, mỗi lần nhóm trộm này di chuyển trên sông, nhóm trinh sát phải theo dõi cách đó 3 km để tránh bị nhóm trộm nghi ngờ, mọi người chỉ có thể nhìn ánh đèn báo hiệu trên ghe để lần theo đường đi của nhóm. Một trinh sát nhận định: “Những thành viên của băng trộm rất khôn ngoan, mỗi lần lên ghe di chuyển không ai để điện thoại hay thiết bị điện tử vì sợ công an theo dõi. Vì vậy, các trinh sát phải gắn thiết bị định vị lên ghe của chúng mới có thể theo dõi được hoạt động trên sông của băng trộm. Cũng nhờ đây mà đường dây này bắt đầu có chút manh mối”.

 

Mật phục

Đến ngày 29.7.2016, nhóm này di chuyển ghe về xã Hòa Tú 2, H.Mỹ Xuyên, Sóc Trăng để chuẩn bị đột nhập. Một ngày ăn nằm trên sông, rạng sáng 30, chúng thả vỏ lãi xuống sông, 2 tên xuống chạy chậm một đoạn rồi tắt máy thả trôi theo nước đến hiện trường. Một tên ở lại ghe lớn đậu cách hiện trường 800 m về hướng xuôi nước là hướng tẩu thoát nhằm tiếp cứu đồng bọn khi cần. Khi đến hiện trường chúng trùm khẩu trang vải kín đầu và cổ, tay đeo găng tay vải sau đó dùng kìm cộng lực, kéo phá hàng rào, cửa khóa để một người đột nhập vào nhà hốt vàng. Để bảo vệ đồng bọn nếu bị chủ nhà phát hiện, một tên cầm thanh gỗ, dao, vật nhọn để sẵn trong người. Đến 2 giờ sáng, khi đang “ăn hàng”, Lý Văn Đợi và Nguyễn Minh Thắng không ngờ bị các trinh sát mật phục từ bên trong ập bắt quả tang. Công an thu giữ được 7 lượng vàng 18 K, ghe gỗ trọng tải 3 tấn, các kìm cộng lực và một số vật dụng để cắt, phá cửa và ổ khóa.

 

“Việc mật phục trong các tiệm vàng rất khó khăn, mỗi đêm, hơn 20 trinh sát phân chia nhiều nhóm mật phục ở trong các tiệm vàng nào có khả năng bị trộm cao. Qua 2 tháng bí mật ở trong các tiệm vàng thì cuối cùng các nghi can cũng bị bắt quả tang”, trinh sát kể lại.

 

                                                                        Theo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lừa tiền chạy việc, cán bộ xã nhận bản án 13 năm tù

(HBĐT) - Ngày 15/8, TAND tỉnh đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Xa Văn Vinh (sinh năm 1977) trú tại xã Giáp Đắt (Đà Bắc) nguyên là cán bộ văn phòng UBND xã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tập huấn cán bộ chính trị các cấp năm 2016

(HBĐT) - Ngày 15/8, tại trường Quân sự tỉnh, Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn cán bộ chính trị các cấp năm 2016. Đối tượng tham gia lớp tập huấn là cán bộ chính trị Ban CHQS các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc và trợ lý chính trị các phòng Chính Trị, Tham mưu, Hậu Cần, Kỹ thuật.

Vụ quán “Xin Chào”: Cách chức Phó Viện trưởng đối với ông Lê Thanh Tòng

Liên quan đến các sai phạm trong vụ quán “Xin Chào” và vụ “chòi vịt” xảy ra tại huyện Bình Chánh TPHCM, Viện KSND Tối cao đã ra quyết định kỷ luật với hình thức cách chức đối với ông Lê Thanh Tòng – Phó Viện trưởng Viện KSND quận 6, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Bình Chánh.

Thông tin cùng bạn đọc

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của ông Bùi Văn Thức, trú tại tổ 5, Phường Chăm Mát- TP Hòa Bình phản ánh về việc tranh chấp đất đai giữa gia đình ông với bà Lê Thị Hòa, cùng cư trú tại tổ 5, phường Chăm Mát.

Huyện Lương Sơn: Nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” trong đảm bảo ANTT

(HBĐT) - Ở xã Tân Thành (Lương Sơn), mỗi khi tiếng kẻng an ninh được kéo lên dồn dập, tức là báo hiệu đã xảy ra vụ việc gây mất ANTT trên địa bàn. Khi ấy không ai bảo ai, mọi người cùng ra khỏi nhà phối hợp cùng lực lượng chức năng truy tìm tội phạm hoặc thăm hỏi, động viên, giúp đỡ nhau khắc phục hậu quả... Bằng cách làm đó, tính riêng trong 6 tháng đầu năm, Ban công an xã Tân Thành đã cùng nhân dân vây bắt được 1 vụ, 2 đối tượng trộm chó; 1 vụ, 2 đối tượng trộm xe máy. Dùng tiếng kẻng làm hiệu lệnh lan truyền tin tức, giúp người dân nâng cao nhận thức về đấu tranh phòng - chống tội phạm, mô hình dân vận khéo “tiếng kẻng an ninh vây bắt tội phạm” tại xã Tân Thành sau nhiều năm vẫn được duy trì hiệu quả, góp phần đảm bảo ANTT ở cơ sở, được Công an huyện Lương Sơn biểu dương.

Xã Phú Minh (Kỳ Sơn): Giữ vững an ninh địa bàn giáp ranh

(HBĐT) - Xã Phú Minh (Kỳ Sơn) có 2.657 nhân khẩu, 600 hộ dân và 7 xóm. Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với tổng diện tích tự nhiên 2.149,7 ha, địa hình xã phức tạp với nhiều đồi núi và có vị trí địa lý quan trọng giáp ranh với Thủ đô Hà Nội và nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do vậy, nhiệm vụ đảm bảo ANTT luôn được đặt lên hàng đầu, đặc biệt là giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực hồ Đầm Bài và bảo vệ hệ thống đường ống nước sạch của Tổng Công ty CP nước sạch Vinaconex.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục