(HBĐT) - Thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016” trên địa bàn tỉnh, những năm qua, hoạt động tuyên truyền đã được tổ chức với hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của người dân nông thôn, vùng đồng bào dân tộc.

 

 Lãnh đạo chi uỷ, chính quyền xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) trao đổi đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật trong nhân dân.

 

Xã Quy Hậu (Tân Lạc) nằm bên quốc lộ 6, tiếp giáp với thị trấn Mường Khến của huyện. Xã có địa bàn rộng gồm 16 xóm, trong đó có 3 xóm đặc biệt khó khăn. Đồng chí Bùi Thị Thân, công chức tư pháp - hộ tịch xã cho biết: Đặc thù địa bàn xã có xóm vùng ngoài, xóm vùng sâu, đời sống KT -XH còn khó khăn, trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật không đồng đều nên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân được xã quan tâm, chú trọng. Hàng năm, việc tuyên truyền được lên kế hoạch ngay từ đầu năm, lần lượt tổ chức tuyên truyền tại 16 xóm. Nội dung tập trung vào những lĩnh vực pháp luật liên quan trực tiếp đến đời sống người dân như đất đai, ATGT, HN-GĐ, chế độ chính sách… Ngoài ra, khi có văn bản pháp luật mới ban hành, phòng Tư pháp huyện gửi nội dung qua hộp thư điện tử về xã tổ chức tuyên truyền ở xóm kịp thời. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động hoà giải các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra tại cơ sở trực tiếp tuyên truyền, hướng dẫn quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề tranh chấp cho các bên tạo hiệu quả tích cực trong việc nâng cao nhận thức pháp luật cho nhân dân.

 

Đồng chí Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Tư pháp huyện Kỳ Sơn cho biết: Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn huyện được triển khai bằng nhiều hình thức tổ chức hội nghị, hội nghị lồng ghép nội dung tuyên truyền, tuyên truyền miệng, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, tuyên truyền lưu động, hòa giải ở cơ sở, tủ sách pháp luật, sinh hoạt các CLB, qua phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh tại các xã, xóm, khu dân cư... Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền thường xuyên được kiện toàn, củng cố làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền với 14 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 577 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Với sự đa dạng trong cách thức tuyên truyền phù hợp từng đối tượng đã thúc đẩy công tác tuyên truyền đạt được hiệu quả rõ nét, đưa pháp luật đến gần hơn tới người dân. Trong năm 2016, huyện đã tổ chức tuyên truyền, lồng ghép tuyên truyền được 58 hội nghị với trên 3.598 lượt người tham dự, thực hiện 2.585 giờ phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh, tổ chức 48 buổi sinh hoạt CLB, có 195 lượt người đến tìm hiểu và khai thác tủ sách pháp luật…

 

Với vai trò là cơ quan chủ trì Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2013-2016”, Sở NN &PTNT đã phối hợp với Ban Dân tộc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân tỉnh thường xuyên lồng ghép công tác tuyên truyền vào các chương trình, hoạt động của từng ngành để phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, hội viên phụ nữ, nông dân. Trong lĩnh vực chuyên ngành, Sở NN &PTNT đã tổ chức 110 hội nghị, cuộc họp, tập huấn, giới thiệu văn bản mới trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, an toàn chất lượng nông, lâm sản, lâm nghiệp… cho trên 6.000 lượt người nghe bao gồm các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành về bảo vệ và phát triển rừng, an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, giống cây trồng, điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, chế phẩm sinh học, quy định về xử phạt vi phạm hành chính… với trên 60 văn bản. Biên soạn đề cương và phát hành 5.630 quyển tài liệu pháp luật, hơn 65.000 tờ gấp pháp luật. Hội Nông dân tỉnh tổ chức 7.736 buổi tuyên truyền lồng ghép sinh hoạt tại các thôn, bản phổ biến pháp luật cho 704.250 lượt hội viên, trợ giúp pháp lý cho 7.022 hội viên; xây dựng và duy trì các mô hình “Nông dân với an toàn giao thông”, “Chi hội nông dân không có người phạm tội”, “CLB giáo dục người nghiện sau cai”… tại cơ sở. Hội Phụ nữ tổ chức tuyên truyền pháp luật về HN -GĐ, phòng - chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, phòng - chống mua bán người… sâu rộng trong hội viên, thành lập và duy trì các mô hình “Chi hội phụ nữ không có người thân vi phạm và mắc tệ nạn xã hội”, “Đội tuyên truyền viên nòng cốt phòng - chống tệ nạn xã hội”… Ban Dân tộc tỉnh mở 4 lớp tuyên truyền  cho 140 học viên tại các xã: Ba Khan, Phúc Sạn (Mai Châu), Trung Hoà, Phú Cường (Tân Lạc); mở 2 lớp tuyên truyền Luật HN &GĐ, giao thông đường bộ, bình đẳng giới... cho 80 học viên đại diện các ban, ngành, đoàn thể…

 

 

                                                                     Hà Thu

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh

Bắt 15 vụ, 75 đối tượng đánh bạc

(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an tỉnh, trong tháng 2, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 15 vụ, 75 đối tượng đánh bạc, thu giữ 30 triệu đồng và một số tang vật có liên quan.

Công an tỉnh thưởng nóng 30 triệu đồng cho ban chuyên án bắt 2 vụ vận chuyển 130 bánh heroin

(HBĐT) - Theo thông tin từ Công an tỉnh, vào hồi 16h, ngày 18/3, Công an tỉnh phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng, chống ma túy (Bộ Công an) đã phá chuyên án ma túy bắt giữ 2 đối tượng, thu 30 bánh heroin, 1 xe ô tô Zace tại Trạm thu phí trên Quốc lộ 6 thuộc địa bàn thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).

Xảy ra 6 vụ tội phạm về trật tự xã hội

(HBĐT) - 2 tháng đầu năm, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được giữ vững, ổn định, hoạt động của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài và hoạt động tôn giáo trên địa bàn đều tuân thủ các quy định của pháp luật.

Điều tra, làm rõ 85,75% số vụ phạm pháp hình sự

(HBĐT) - Theo thống kê của lực lượng chức năng, tính từ đầu năm đến hết tháng 2/2017, toàn tỉnh xảy ra 119 vụ phạm pháp hình sự, tăng 1 vụ so với thời gian liền kề và tăng 19 vụ so với cùng kỳ năm 2016.

Nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự ở địa bàn phức tạp

(HBĐT) - Xã Cun Pheo (Mai Châu) có tổng diện tích tự nhiên 6.139 ha, tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa và Sơn La. Toàn xã có 533 hộ với 2.207 nhân khẩu. Dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí thấp, tình hình tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn triệt để… còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định về ANTT.

Mô hình “Trong nhà 3 có, ngoài ngõ 3 không” ở xã Hương Nhượng

(HBĐT) - Năm 2016, xã Hương Nhượng xảy ra 5 vụ việc về TTATXH, giảm 5 vụ so với cùng kỳ năm 2015. Người dân dần nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mình và gia đình giữ gìn ANTT nơi sinh sống. Những vụ việc nhỏ xảy ra ở các xóm như uống rượu, gây rối trật tự đều được các gia đình, dòng họ, tổ hòa giải, tổ an ninh của xóm giải quyết triệt để. Đó là những tín hiệu tích cực từ việc thực hiện mô hình “Trong nhà 3 có, ngoài ngõ 3 không” còn khá mới mẻ ở xã Hương Nhượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục