(HBĐT) - Dù là địa bàn vùng sâu của huyện Kim Bôi nhưng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, xã Nật Sơn trở thành điểm tựa vững chắc cho phong trào cách mạng ở địa phương. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, năm 2003, nhân dân và LLVT xã Nật Sơn được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu anh hùng LLVTND thời kỳ chống Mỹ.



Bộ đồ bay của phi công Mỹ do LLVT xã Nật Sơn (Kim Bôi) bắt năm 1967được lưu giữ tại phòng truyền thống của xã.

Về Nật Sơn trong những ngày đầu tháng 8 lịch sử, chúng tôi được đồng chí Bạch Minh Huệ, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Nật Sơn là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Kim Bôi. Năm 2017 vừa tròn 70 năm thành lập chi bộ. Có tổ chức Đảng ở Nật Sơn đã góp phần quan trọng đưa phong trào cách mạng của huyện Kim Bôi từng bước đi lên. Từ đó nhanh chóng hình thành lực lượng chính trị làm nòng cốt lãnh đạo nhân dân, góp phần quan trọng trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi.

Sau Cách mạng tháng 8/1945, trước âm mưu thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta, nhân dân và LLVT Nật Sơn đã chủ động củng cố lực lượng kháng chiến, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc. Giữa năm 1948, thực dân Pháp tăng cường càn quét, triệt phá phong trào kháng chiến của nhân dân trong vùng. Bọn địch ra sức tuyên truyền, chiêu dụ tay sai và nhiều lần cho quân từ Cao Phong tấn công xuống. Điển hình là ngày 3/5/1948, 60 tên Pháp cùng một số tên lang binh tiến đánh khu căn cứ cách mạng ở Kim Bôi. Tuy nhiên, chúng đã bị lực lượng du kích Nật Sơn phối hợp cùng du kích xã Vĩnh Đồng, Tú Sơn và Trung đoàn 66 chặn đánh quyết liệt khi vừa đến suối Măng (Tú Sơn). Quân ta đã tiêu diệt 10 tên địch, thu 19 súng và nhiều lựu đạn.

Trong Chiến dịch Lê Lợi cuối năm 1949, nhân dân và LLVT xã Nật Sơn sát cánh, phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch, lập nhiều chiến công xuất sắc. Tổng kết 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân Nật Sơn đã đóng góp cho kháng chiến hàng vạn cây bương tre, hàng nghìn ngày công, trên 4 tấn lương thực cùng hàng trăm kg thực phẩm, 2 chỉ vàng, 3,7 kg bạc. Toàn xã có 245 người tham gia cách mạng, 30 người tham gia bộ đội chủ lực. Trong kháng chiến chống Pháp, xã có 1 liệt sỹ, 20 thương binh, 42 người được khen thưởng...

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân xã Nật Sơn đã tích cực tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại và chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong thời kỳ này, dù còn gặp muôn vàn khó khăn nhưng quân và dân trong xã đã lập nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận kinh tế cũng như mặt trận đánh Mỹ. Điển hình ngày 19/4/1967, quân và dân xã Nật Sơn phối hợp với bộ đội chủ lực bắn rơi 1 máy bay, bắt sống 2 tên phi công. Ngoài chiến công bắt sống giặc lái Mỹ, lực lượng dân quân xã phối hợp cùng dân quân các xã Đú Sáng, Thượng Tiến bắt sống 6 giặc lái nhảy dù từ 2 chiếc máy bay Mỹ bị lực lượng phòng không bắn cháy trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân lần thứ nhất của Mỹ. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, toàn xã có 284 thanh niên lên đường nhập ngũ. Hàng nghìn lượt người tham gia TNXP và dân công, 87 người tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chiến trường. Trong đó có 23 liệt sỹ, 7 thương binh, bệnh binh. ở hậu phương, quân và dân Nật Sơn đã bắt sống 2 giặc lái, 1 tên gián điệp hoạt động trong địa bàn. Với những thành tích xuất sắc, năm 2003, Đảng bộ, nhân dân và LLVT xã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ chống Mỹ.

Nói về truyền thống anh hùng của quê hương, đồng chí Bạch Minh Huệ, Bí thư Đảng ủy xã nhấn mạnh: Trong những năm qua, truyền thống anh hùng của quê hương Nật Sơn luôn được các thế hệ trẻ tiếp nối và phát huy. Hàng năm, xã đảm bảo 100% chỉ tiêu giao quân. Chất lượng công tác xây dựng lực lượng dân quân ngày càng đi vào chiều sâu. LLVT xã trở thành lực lượng nòng cốt, chỗ dựa tin cậy của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ giữ vững ANCT - TTATXH; phát huy tốt vai trò trong công tác vận động quần chúng, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, giúp đỡ các gia đình chính sách.

 M.H


Các tin khác


Xóm Mè - dấu ấn tình quân dân trong xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thượng tá Nguyễn Phú Oai, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Kỳ Sơn cho biết: Để các làng, xóm được yên vui, LLVT huyện xác định phải xây dựng thế trận lòng dân vững chắc với nội dung cốt lõi là giữ vững niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN. Điều này đòi hỏi phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh để giải quyết kịp thời các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân, giữ vững sự ổn định về chính trị, TTATXH trên địa bàn. Với kinh nghiệm xây dựng thành công mô hình làng, bản văn hóa quốc phòng và an ninh ở 3 xóm: Nội (xã Độc Lập), Mon (xã Phúc Tiến) và Quốc (xã Phú Minh), trong năm 2017, LLVT huyện tiếp tục xây dựng mô hình này ở xóm Mè (xã Yên Quang). Trong đó, tập trung vào 2 tiêu chí xây dựng NTM gồm: môi trường (số 17) và ANTTXH (số 19). Mô hình này bắt đầu thực hiện từ ngày 4/1 và hoàn thành vào ngày 17/5/2017 đã đem lại cho xóm Mè những sự đổi thay tích cực.

Điểm tựa cho phong trào toàn dân kháng chiến

(HBĐT) - Năm 1947, thực hiện lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến” của Trung ương Đảng và Bác Hồ, nhân dân xã An Bình (Lạc Thủy) sớm hoà vào cuộc kháng chiến với khí thế khẩn trương, sôi sục. Là địa bàn được ủy ban Kháng chiến hành chính Liên khu II (sau đổi thành Liên khu III), Tỉnh uỷ Hà Nam và Ban cán sự Đảng huyện Lạc Thuỷ chọn là địa điểm để xây dựng khu căn cứ kháng chiến. Do vậy, trên địa bàn xã có nhiều cơ quan, đơn vị của Trung ương, quân đội về đóng chân trên địa bàn như ở thôn Đồng Bầu có xưởng sản xuất địa lôi, lựu đạn, súng phóng đạn Bazoka; thôn Đồng Bông có xưởng sản xuất thuốc súng; thôn Đại Thắng có xưởng sản xuất súng... Trong điều kiện đó, Đảng bộ, chính quyền, LLVT và nhân dân xã An Bình xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là mang hết sức mình để bảo vệ các cơ quan, đơn vị đóng quân.

Bằng vũ khí thô sơ, LLVT tỉnh thắng thực dân Pháp ngay trận đầu ra quân

(HBĐT) - Ngày 15/4/1947, thực dân Pháp tiến công tái đánh chiếm Hòa Bình. Tuy vậy, có ít người biết, ngay ngày đầu tiên trong cuộc tiến đánh đó, quân Pháp đã vấp phải sức kháng cự mãnh liệt và nhận lấy những thất bại đầu tiên trên mảnh đất Hòa Bình kể từ sau khi quân và dân trong tỉnh hưởng ứng lời kêu gọi "Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Công ty Hoàng Sơn tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ năm 2017

(HBĐT) - Tối ngày 10/8, Công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn ( Hoàng Sơn) đã tổ chức "Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2017. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 09 của tỉnh; đại diện Bộ Công an, các ban, ngành tổ chức, cấp ủy, chính quyền địa phương.

LLVT thành phố Hòa Bình - nòng cốt xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân

(HBĐT) - Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân (QPTD) gắn với thế trận an ninh nhân dân (ANND) là nội dung quan trọng, xuyên suốt trong đường lối QPTD, bảo vệ Tổ quốc của Đảng. Là địa bàn chiến lược về AN-QP, lá chắn phía tây của Thủ đô Hà Nội, bảo vệ an toàn cho Nhà máy thủy điện Hòa Bình, TP Hòa Bình luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương, tăng cường xây dựng LLVT vững mạnh về mọi mặt đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.

Mỹ Hòa - khởi sắc chiến công anh hùng

(HBĐT) - 52 năm trôi qua nhưng những phút giây lịch sử hào hùng ngày nào vẫn in đậm trong tâm trí của người dân xã Mỹ Hòa (Tân Lạc). Khi đó, những dân quân du kích vốn chỉ quen cầm cày, cầm cuốc đã cầm súng đánh giặc, bắn rơi 3 chiếc máy bay F4H vốn được mệnh danh là "thần sấm”, "con ma” của không quân Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Với chiến công đó, 4 cán bộ, chiến sỹ đã được kết nạp vào Đảng ngay tại trận địa...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục