(HBĐT) - Trong không khí ngày Quốc khánh 2/9, chúng tôi đến thăm những người lính du kích Yên Trạch năm xưa (nay là xã Cư Yên và Nhuận Trạch) để nghe họ kể lại những năm tháng gian khổ nhưng đầy hào hùng của dân tộc. Hơn 50 năm, đến nay, mắt đã mờ, chân đã chậm, giọng nói không còn hào sảng nhưng họ chẳng hề phai mờ ký ức về những năm tháng chiến đấu oanh liệt và hào hùng.


Cụ Hoàng Văn Kết, xóm Gò Đẻ, xã Cư Yên (Lương Sơn) kể lại chiến công và những thành tích đạt được thời kháng chiến chống Pháp cho con, cháu.


Trò chuyện với cụ Hoàng Văn Kết (xóm Gò Đẻ), một trong những người du kích đã tham gia nhiều trận đánh lớn, trong đó có trận đánh ở đường 21 nức tiếng, qua đó góp phần đập tan âm mưu lập "Xứ Mường tự trị” của bọn thực dân Pháp. Dù đã bước sang tuổi 85 nhưng khi nhắc lại những ngày tháng còn làm du kích, giọng cụ như được tiếp thêm sức mạnh. Cụ kể: Cư Yên là vùng đất nằm về phía đông nam huyện Lương Sơn, là địa bàn giữ vị trí trọng yếu trong lịch sử đánh giặc của dân tộc ta. Nhân dân Cư Yên thuộc khu vực vừa sản xuất, vừa chiến đấu, là hậu cứ của các lực lương quân sự. Do đó, âm mưu của chúng nhằm khống chế việc sản xuất, chi viện cho các lực lượng quân sự của huyện, tỉnh. Chúng thường xuyên mở các cuộc càn quét, bao vây bắt dân đi phu, lính, bắn phá vào các khu vực ruộng nương làm cho người dân không thể yên tâm sản xuất. Địch còn lập vành đai trắng từ đường 21 trở vào. Chúng thường xuyên tổ chức càn quét, cướp bóc, đốt phá làng mạc. Riêng ở xóm Đầm Rái, chúng đã đốt phá tới 3 lần, giết 20 người, trong đó có 4 cán bộ, đảng viên.

 Trước cảnh đàn áp của bọn thực dân, đời sống nhân dân Cư Yên vô cùng khổ cực. Mặc dù vậy, nhân dân vẫn một lòng tin vào Đảng, sẵn sàng góp sức người, sức của cho kháng chiến với niềm tin son sắt vào ngày chiến thắng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Tỉnh ủy, Huyện ủy Lương Sơn và các chi bộ, nhân dân Cư Yên ra sức củng cố chiến khu, đẩy mạnh sản xuất, nuôi giấu cán bộ, bộ đội; tham gia phối hợp với bộ đội trinh sát nắm tình hình địch, phối hợp cùng dân quân, du kích tham gia nhiều trận đánh lớn.

 Trong những năm tháng kháng chiến, nhân dân Cư Yên đã đóng góp 650 tấn lương thực, thực phẩm; 372 thanh niên tham gia nhập ngũ, 178 người tham gia thanh niên xung phong; 10 gia đình trực tiếp che giấu và nuôi dưỡng cán bộ... Để khẳng định vững chắc thêm cho niềm tin chiến thắng, cả xã sôi nổi phong trào "giết giặc lập công, phá tề, trừ gian”. Riêng mùa hè năm 1952, dân quân du kích xã phối hợp với bộ đội địa phương (C121) đánh 17 trận, như trận phục kích tại đồi Thanh Cù, bốt Tăng Gia, Núi Chồn... tiêu diệt và bắt sống nhiều trung đội địch, thu được nhiều súng trường, đạn dược. Đặc biệt, từ tháng 5 – 7/1954, trong trận đánh trên đường 21 lịch sử, quân và dân xã Cư Yên đã phá hủy 8 xe quân sự, làm sập 4 cầu, tiêu diệt và bắt sống hơn 100 tên địch. Đó là chiến công chói lọi, niềm tự hào, những ký ức không thể nào quên của quân và dân xã Cư Yên.

 Với những thành tích xuất sắc, năm 2010, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cư Yên vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

 Trải qua hơn 50 năm, nhân dân xã Cư Yên ngày nay không ngừng thi đua, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng vững mạnh. Trong 6 tháng đầu năm 2017, xã đã thực hiện tốt công tác huấn luyện, tuyển quân, đạt 100% chỉ tiêu giao quân; góp sức người, sức của, huy động 212 ngày công làm 10,5 km đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi; sản lượng lúa, ngô đạt 991,1 tấn, tăng 87,4% so với cùng kỳ, nâng thu nhập bình quân lên 30 triệu đồng/người/năm; an ninh trật tự của xã luôn được giữ vững.

 


                                                             Hoàng Anh 

Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục