(HBĐT) - Cùng cán bộ địa bàn Công an huyện Đà Bắc, chúng tôi men theo con đường nhỏ gập ghềnh đến với đồng bào Dao ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn. Xóm có 83 hộ, 327 nhân khẩu với 100% là người dân tộc Dao. Từ bao đời nay, bà con xóm Phủ lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc Dao.

 


Cán bộ, chiến sỹ Công an huyện Đà Bắcgặp gỡ, thăm hỏi người có uy tín trong đồng bào dân tộc Dao ở xóm Dướng, xã Vầy Nưa.

 

Thế nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc xóm Phủ không có những mâu mắc, phức tạp. Là người hiểu sâu, biết rộng và có uy tín trong cộng đồng, già Đặng Tiến Bình cho rằng, để giải quyết tốt các mâu mắc, không để nảy sinh phức tạp, mất đoàn kết trong nhân dân, ngoài vai trò của các cấp, các ngành, ngay từ trong gia đình, dòng họ phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo lý và nhân cách, làm việc thiện, việc có ích cho xã hội. Khi xảy ra vụ việc thì giải quyết thấu tình, đạt lý trên cơ sở tình làng, nghĩa xóm. Có như vậy mọi người mới tin và nghe theo.

Nhắc lại câu chuyện mâu thuẫn giữa 2 gia đình người Dao trong xóm, bằng uy tín và trách nhiệm, già Bình và chính quyền đã hòa giải thành công. Nắm bắt được tình hình đó, già Đặng Tiến Bình đã tới từng gia đình để gặp gỡ, khuyên giải bằng lời lẽ gần gũi, chân tình. Già Bình bảo, nếu không giải quyết được, chính quyền địa phương vào cuộc phát hiện đất không có sổ đỏ thì sẽ mất trắng. Sau đó, 2 gia đình dần hiểu ra sự việc, nhất là trước sự nhiệt tình, trách nhiệm của già Bình.

Gặp già Đặng Tiến Bình, là người có uy tín trong dòng họ và được nhân dân nơi đây quý trọng. Trước đây, già Bình giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc. Sau khi rời nhiệm sở, già được bà con tín nhiệm bầu làm trưởng bản, trưởng dòng tộc người Dao. Già kể: "Theo truyền thống người Dao từ xa xưa, một người con trai chỉ lấy 1 người con gái. Trong gia đình, ông cha thế nào thì dạy con cháu thế ấy. Trong sách cổ đã dạy, không ai được vi phạm điều cấm. Anh hút thuốc phiện là giết bản thân anh, gia đình, dòng họ và ảnh hưởng đến làng xóm. Từ đó đến nay, chúng tôi kiên trì giáo dục con cháu, không để chúng mắc phải thói hư, tật xấu. Nếu vi phạm, chúng tôi kiên quyết khai trừ khỏi dòng họ, dòng tộc. Như vậy, việc làm của anh đã ảnh hưởng tới gia đình và người thân, trở thành nỗi đau của dòng họ. Chính vì vậy, mỗi gia đình đều tăng cường quản lý con em mình, không để thua thiệt với các gia đình khác”.

Rời xóm Phủ, chúng tôi có mặt tại xóm Dướng, xã Vầy Nưa gặp các em nhỏ, trong trang phục truyền thống và cả những người cao tuổi đang chăm chú trong một lớp học đặc biệt. Các em nhỏ đồng thanh đánh vần theo hướng dẫn của một già làng, âm thanh vang vọng giữa đại ngàn. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, đây là lớp học do một già làng mở để truyền dạy chữ cổ cho trẻ em trong dòng tộc. Người "thầy giáo” ấy chính là già Bàn Văn Thân, người Dao Tiền ở xóm Dướng. Với khả năng hiểu biết ở nhiều lĩnh vực, có thể nói thông, viết thạo ngôn ngữ của nhiều dân tộc, già Thân đã tự tay viết hàng trăm cuốn sách cổ bằng chữ quốc ngữ, chữ nôm. Mỗi cuốn sách đều có tính giáo dục trên một lĩnh vực. Sách thì dạy làm người, sách truyền đạt kinh nghiệm về chăn nuôi, trồng rừng, khuyên răn con cháu không mắc thói hư, tật xấu. Lật mở từng trang sách, già Thân giảng giải cho chúng tôi nghe những điều nêu trong sách cổ, có điều còn được đưa vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, già Bàn Văn Thân "tư vấn” chính quyền xóm Dướng mở lớp dạy tiếng Dao cho con cháu địa phương. Năm 2008, lớp dạy tiếng Dao đầu tiên của huyện Đà Bắc được mở với 120 học viên là người dân xóm Dướng và các xóm: Mó Nẻ, Thín, Lau Bai, Trà Quý tham gia, được duy trì liên tục cho đến nay. Cùng với học chữ, xóm Dướng còn duy trì các đội văn nghệ để truyền tải những nét văn hóa truyền thống, "Múa chuông”, "Tết nhảy” mỗi dịp Tết đến, xuân về. Chính quyền, các đoàn thể xóm Dướng giáo dục con cháu nâng cao ý thức tiết kiệm trong việc cưới, việc tang, tổ chức lễ hội và xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xây dựng cuộc sống mới.

Hưởng ứng phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới, chính quyền xóm Dướng và các già làng, người có uy tín kêu gọi, giáo dục mọi người, trước hết là con cháu trong dòng họ, sau đó vận động đến các gia đình trong xóm, trong xã, từ đó nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang có nhiều thay đổi tích cực. Ngay cả những việc nhỏ, như: đi đường phải đội mũ bảo hiểm, không đi hàng hai, hàng ba... cũng được ghi trong hương ước, quy ước để nhắc nhở mọi người cùng chấp hành. Với các trường hợp vi phạm đều được đưa ra kiểm điểm trước dòng họ, bản thân người vi phạm cam kết không tái phạm…

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước mà cơ sở vật chất của các bản làng người Dao có nhiều khởi sắc, diện mạo nông thôn chuyển biến tích cực. Nhiều gia đình đã xây dựng nhà cửa kiên cố, có đầy đủ vật dụng thiết yếu như: tivi, xe máy... thậm trí có gia đình mua cả ôtô để đi lại. Các em học sinh đều được tới trường học cái chữ, tình trạng bỏ học đã giảm hẳn. Nhiều con em người Dao thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp. Sau khi học xong trở lại phục vụ quê hương, giữ các trọng trách cao trong hệ thống chính quyền cơ sở.

 Như Hùng (Công an tỉnh) 

 


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục