(HBĐT) - Những năm gần đây, do tác động biến đổi khí hậu nên thời tiết diễn biến phức tạp, mùa hè nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài, nguy cơ cháy, nổ gia tăng và diễn biến khó lường. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trong 4 năm (2014-2017), toàn tỉnh đã xảy ra trên 100 vụ cháy, trong đó có 23 vụ cháy rừng, làm 5 người tử vong, bị thương 30 người, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 10.400 triệu đồng và 32,68 ha rừng. Do vậy, phòng cháy, chữa cháy (PCCC) là việc cần được lưu tâm và thực hiện nghiêm túc.


Chợ Phương Lâm - TP Hòa Bình là một trong những điểm tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ xuất phát từ khâu thiết kế và cách bày trí hàng hóa của các hộ kinh doanh.

 

Nguy cơ cháy nổ luôn thường trực

Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp và 20 cụm công nghiệp. Hầu hết các huyện, thành phố có chợ trung tâm và một số chợ xã. Các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, siêu thị ngày càng nhiều. Trong 263.463,14 ha rừng trong toàn tỉnh, có gần 50% diện tích là rừng có nguy cơ cháy cao. Để kịp thời nắm bắt số lượng, tính chất, quy mô hoạt động, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của các cơ sở, hàng năm, lực lượng Cảnh sát PCCC - Công an tỉnh phối hợp với Công an các huyện, thành phố tiến hành rà soát, phân loại các cơ sở thuộc diện quản lý. Theo đó xác định, ở thời điểm hiện tại trên toàn tỉnh có 576/1.033 cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao. Nguyên nhân là do các thiết bị tiêu thụ điện tại một số cơ quan, đơn vị ngày càng nhiều so với thiết kế ban đầu, trong khi đường dây dẫn điện chưa được đầu tư cải tạo nên quá tải, gây nguy cơ lớn về chập, cháy. Quy hoạch một số khu dân cư, chợ... còn bất cập, chưa bảo đảm tuân thủ các điều kiện an toàn về PCCC. Bên cạnh đó, tình trạng công trình, nhà ở, lều quán vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp còn diễn ra khá phổ biến. Một số công trình điện khu vực nông thôn qua nhiều năm sử dụng sau khi chuyển giao sang cho ngành điện quản lý đến nay chưa được đầu tư nâng cấp nên không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, nguy cơ sự cố lưới điện, sự cố cháy, nổ có thể xảy ra.

Theo thống kê của sở, ngành chức năng: Tính đến cuối năm 2017 còn 14 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp; còn tình trạng chưa bàn giao lưới điện nông thôn cho ngành điện quản lý. Mặt khác, các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân sống gần rừng sử dụng lửa như thắp hương, đốt vàng mã, vệ sinh rừng, xử lý thực bì không đúng quy định... tạo ra nguy cơ cháy cao.

"Nước xa không cứu được lửa gần”

4 năm, xảy ra trên 100 vụ cháy làm 5 người chết, 30 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính hơn 10.400 triệu đồng và 32,68 ha rừng... Đây là thiệt hại không hề nhỏ nếu không muốn nói là quá lớn và không đáng có. Nguyên nhân dẫn đến thiệt hại lớn như vậy là bởi công tác phòng cháy đôi lúc, đôi nơi vẫn còn hình thức.

Vừa qua, Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) thực hiện cuộc khảo sát, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về PCCC và quản lý vật liệu nổ trên địa bàn tỉnh, phần nhận xét, đánh giá nêu rõ: Việc tổ chức lực lượng PCCC một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Còn một số địa phương chưa thành lập được đội dân phòng làm công tác PCCC. Lực lượng cảnh sát PCCC quá ít so với yêu cầu. Toàn tỉnh chỉ có 1 đội chữa cháy bố trí ở TP Hòa Bình và đang chuẩn bị xây dựng ở huyện Lương Sơn. Một số cán bộ Công an huyện làm công tác quản lý về PCCC chưa được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên còn khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ.

Công an các huyện, thành phố hầu hết chỉ bố trí 1 cán bộ chuyên trách phụ trách công tác PCCC. Chế độ, chính sách đối với lực lượng PCCC, lực lượng tham gia chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức. Các đơn vị, địa phương chưa hỗ trợ thường xuyên cho các chức danh Đội trưởng, Đội phó đội PCCC cơ sở và trợ cấp ngày công cho cán bộ, đội viên đội dân phòng theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP. Hầu hết các đơn vị không bố trí nguồn kinh phí riêng phục vụ cho công tác PCCC.

Cơ sở vật chất phục vụ chữa cháy nhiều nơi còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác chữa cháy cấp cho các đội dân phòng thiếu cả về số lượng và chủng loại. Ngay cả phương tiện chữa cháy, cứu nạn và cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh vừa thiếu, vừa xuống cấp. Một số phương tiện, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, đã quá hạn sử dụng, không đáp ứng được các yêu cầu chữa cháy, nhất là chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các vụ cháy lớn, cháy nhà cao tầng, các vụ cháy rừng.

Hiện, lực lượng Cảnh sát PCCC& CNCH được trang bị 8 xe chữa cháy, trong đó có 3 xe thường xuyên hư hỏng và chỉ có 1 xe thang phục vụ chữa cháy nhà cao tầng. Trong khi trụ sở một số cơ quan, đơn vị xây dựng đã lâu, xuống cấp hoặc quá chật hẹp, phải cơi nới nhiều, không có vị trí, mặt bằng để xây dựng các công trình PCCC… Những nguyên nhân này một lần nữa lưu ý lại rằng: "Nước xa không cứu được lửa gần”.

Cần nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy

Qua cuộc khảo sát, giám sát của Ban Pháp chế (HĐND tỉnh) chỉ rõ: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCC ở cơ sở chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu chiều sâu, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của một bộ phận nhân dân và ở một số cơ quan, đơn vị chưa cao. Còn nhiều cơ quan, đơn vị thuộc diện là cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ nhưng không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật. Thời điểm tháng 3/2018, toàn tỉnh mới có 357/573 đơn vị thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã mua.

Để hạn chế thấp nhất nguy cơ và hậu quả từ cháy, nổ, Ban Pháp chế đã báo cáo Thường trực HĐND tỉnh kiến nghị với Trung ương sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Bổ sung biên chế lực lượng Cảnh sát PCCC cho địa phương, đảm bảo đủ số lượng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ PCCC trên địa bàn. Hỗ trợ kinh phí cho tỉnh Hòa Bình trang bị phương tiện chữa cháy hiện đại đáp ứng nhu cầu chữa cháy nhà cao tầng, chữa cháy rừng. Đề nghị UBND các cấp quan tâm sát sao hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về PCCC. Quan tâm phân bổ kinh phí cho công tác PCCC.

Khi tiến hành quy hoạch xây dựng các công trình công cộng, nhất là KDC, chợ, trung tâm thương mại phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC. Tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện, tổ chức diễn tập về PCCC tại cơ sở, nhất là đối với lực lượng dân phòng. Công an tỉnh tập trung xây dựng lực lượng cảnh sát PCCC có chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu PCCC. Rút ngắn bán kính bảo vệ và nâng cao hiệu quả của việc chữa cháy. Xây dựng phương án để thành lập các đội PCCC chuyên ngành tại các KCN có diện tích từ 50 ha trở lên. Chỉ đạo Công an huyện rà soát hướng dẫn UBND cấp xã thành lập, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Đội dân phòng theo quy định của pháp luật. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC đối với cơ sở; kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục các thiếu sót, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCC, đặc biệt là ở các KCN, KDC cao tầng.

Các cơ quan, đơn vị tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức về công tác PCCC cho người lao động. Xây dựng, kịp thời bổ sung và tổ chức huấn luyện, thực tập phương án PCCC sát thực tế. Các cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc cần trích kinh phí để mua bảo hiểm phù hợp với đặc điểm cơ quan, đơn vị mình. Trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy tại chỗ; thường xuyên kiểm tra các phương tiện PCCC, kịp thời thay thế, sửa chữa các thiết bị hư hỏng... để hạn chế thấp nhất những hậu họa từ cháy - nổ.

 

Thúy Hằng

Các tin khác


Đơn vị lá cờ đầu trong phong trào thi đua “Công an nhân dân học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”

(HBĐT) - Những năm qua, Đảng bộ phòng Hậu cần - Kỹ thuật (HC-KT) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, phục vụ hiệu quả, kịp thời công tác chiến đấu và xây dựng lực lượng của Công an tỉnh. Để đạt được kết quả đó, một trong những yếu tố quan trọng là đội ngũ CB,ĐV trong Đảng bộ đã quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cụ thể hoá việc học tập, làm theo Bác bằng việc tích cực hưởng ứng phong trào thi đua "CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”.

Vụ nữ chiến sỹ công an TP Hòa Bình dùng giấy chứng minh Công an nhân dân tín chấp vay nợ đang được xử lý theo quy định

(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của anh Dương Thanh Hiếu, trú tại SN 84, tổ 11, phường Phương Lâm - TP Hòa Bình tố cáo chị Đinh Phương Thảo, sinh năm 1991, đang công tác tại Đội điều tra tổng hợp - Công an TP Hòa Bình về việc: Chị Đinh Phương Thảo sử dụng giấy chứng minh CAND số 323-210 mang tên Đinh Phương Thảo để làm vật tín chấp, vay vợ chồng anh Hiếu 130 triệu đồng từ tháng 6/2017 - 1/2018. Mặc dù vợ chồng anh Hiếu đã nhiều lần đòi nợ nhưng chị Thảo không hợp tác, không trả nợ. Thậm chí, chị Đinh Phương Thảo còn có hành vi đe dọa vợ anh Hiếu (qua điện thoại) làm vợ anh Hiếu hoảng loạn tinh thần.

Công an vào cuộc điều tra vụ cô gái bị đánh ghen, lột đồ giữa đường

Theo cơ quan công an, đây có thể là vụ đánh ghen và các hành vi trên rất thiếu văn hóa, cần xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Tổ chức Diễn tập chiến đấu phòng thủ xã Mông Hóa năm 2018

(HBĐT) - Ngày 13/6, Ban Chỉ đạo diễn tập huyện Kỳ Sơn đã tổ chức diễn tập chiến đấu phòng thủ xã Mông Hoá năm 2018.

Bình Thuận: Bắt giữ một số đối tượng quá kích, gây rối tại Phan Thiết

Trong hai ngày 12-13/6, đội Cảnh sát điều tra Công an thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) phối hợp với Công an một số phường, xã đã bắt và tạm giữ 12 đối tượng để lấy lời khai vì đã có hành động quá kích động, gây rối trật tự xã hội trong 2 ngày 10 và 11/6 tại khu vực trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.

Xã Cao Răm ngăn chặn hiểm họa ma túy tổng hợp

(HBĐT) - Từ năm 2016 đến nay, lực lượng Công an xã Cao Răm (Lương Sơn) đã phát hiện, xử lý 14 đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp trên địa bàn. Xác định đây là mối hiểm họa khôn lường đối với cộng đồng, chính quyền xã đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn ma túy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục