Ngày 13-11, kỳ họp thứ sáu, Quốc hội (QH) khóa XIV sang ngày làm việc thứ 18. Các đại biểu QH làm việc tại hội trường nghe, thảo luận về các báo cáo: Công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018; Công tác năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; về công tác thi hành án năm 2018; về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.


Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tư pháp

Báo cáo công tác phòng ngừa, chống tội phạm (PCTP) và vi phạm pháp luật (VPPL) năm 2018 nêu rõ, Chính phủ đã bám sát chỉ đạo của T.Ư Ðảng và các nghị quyết của QH để chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện quyết liệt công tác đấu tranh PCTP và VPPL đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình hình tội phạm,VPPL vẫn diễn biến phức tạp. Các tổ chức phản động lưu vong tiếp tục tăng cường hoạt động chống phá Ðảng và Nhà nước với nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc nhằm tạo sự hoài nghi, gây tâm trạng bức xúc trong một bộ phận quần chúng nhân dân, từ đó kích động tập trung đông người gây rối, leo thang các hoạt động bạo lực, khủng bố phá hoại... Về công tác ngành kiểm sát, trong năm 2018, công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử được nâng cao, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chống oan, sai và bỏ lọt tội phạm; tỷ lệ truy tố đúng thời hạn đạt 99,99%, vượt 9,99% so với chỉ tiêu của QH; tỷ lệ truy tố đúng tội danh đạt 99,99%, vượt 4,99% chỉ tiêu của QH; tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm hình sự được tòa án chấp nhận vượt 7,9%, kháng nghị giám đốc thẩm vượt 6,4% so với chỉ tiêu của QH.

Ðối với ngành tòa án, hệ thống tòa án đã có nhiều đổi mới, các tòa án đã giải quyết hơn 441 nghìn vụ việc trong tổng số hơn 556 nghìn vụ việc đã thụ lý. Quá trình giải quyết đã hạn chế đến mức thấp các vụ án để quá hạn luật định; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của tòa án là 1,1%, giảm 0,2%, đáp ứng yêu cầu QH đề ra. Mặc dù số lượng các vụ việc tăng nhiều, nhưng hầu hết đều được giải quyết trong thời hạn luật định; chất lượng xét xử cao hơn. Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Các vụ án lớn, trọng điểm, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng đều được xét xử kịp thời, nghiêm minh.


Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 đã được chỉ đạo quyết liệt, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện, rõ rệt. Toàn ngành thanh tra đã triển khai 7.379 cuộc thanh tra hành chính và 212.589 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra phát hiện vi phạm 46.447 tỷ đồng, 41.560 ha đất; kiến nghị thu hồi 27.173 tỷ đồng và hơn 422 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 893 tập thể và nhiều cá nhân. Ðã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 3.883 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, qua đó đã xử lý, thu hồi 20.259 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 68%), 33 ha đất; cơ quan chức năng xử lý hành chính 1.594 tổ chức, 5.681 cá nhân; khởi tố 22 vụ, 30 đối tượng…

Trong phần Báo cáo thẩm tra các báo cáo nêu trên, Ủy ban Tư pháp của QH cho rằng, nhóm tội phạm liên quan đến chiếm đoạt tài sản vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tội phạm (51,79%), nhưng tỷ lệ phát hiện chưa nhiều. Tội phạm về chức vụ, tham nhũng bị xử lý mặc dù tăng về số lượng nhưng vẫn chưa tương xứng với tình hình thực tế. Hoạt động "bảo kê cho vi phạm" diễn ra khá công khai tại các bến xe, chợ đầu mối nhưng không được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kịp thời. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, nhất là hiếp dâm trẻ em mặc dù đã được chỉ đạo điều tra, xử lý nhưng vẫn tiếp tục xảy ra một số vụ án nghiêm trọng. Dư luận và cử tri cho rằng, một số trường hợp có biểu hiện "hành chính hóa" quan hệ hình sự, tiềm ẩn nguy cơ bỏ lọt tội phạm...

Năm 2018, công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những bất cập đó là: công tác tự phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị; công tác đấu tranh với tội phạm tham nhũng, kinh tế ở một số địa phương kết quả còn hạn chế. Một số trường hợp có biểu hiện bao che, tiếp tay cho sai phạm, tham nhũng. Số lượng vụ án khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chưa tương xứng với tình hình tham nhũng. Công tác giám định tài sản để xử lý tham nhũng là vấn đề còn vướng mắc trong nhiều năm nhưng chưa có giải pháp khắc phục. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng qua công tác thi hành án rất thấp...

Tăng cường phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm

Thảo luận các báo cáo về công tác tư pháp, các đại biểu: Nguyễn Thái Học (Phú Yên), Phạm Huyền Ngọc (Ninh Thuận), Ðặng Thuần Phong (Bến Tre), Ngô Thị Minh (Quảng Ninh), Thạch Phước Bình (Trà Vinh) và nhiều đại biểu đồng tình với những kết quả đạt được và cho rằng, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, những diễn biến phức tạp của tình hình, nhưng các cơ quan tư pháp đã đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều mặt, góp phần quan trọng vào giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; được cử tri nhìn nhận, đánh giá cao.

Ðề cập công tác phòng, chống các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, có yếu tố nước ngoài, các đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Cạn), Tô Văn Tám (Kon Tum) và nhiều đại biểu cho rằng, ở Việt Nam, tình hình hoạt động của loại tội phạm này đang diễn biến hết sức phức tạp, với nhiều chiêu thức, thủ đoạn phạm tội mới và xảy ra ở hầu khắp các lĩnh vực. Ðối với lĩnh vực ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều thủ đoạn mới. Cho đến nay mới chỉ có 23% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tiền của khách bằng thủ đoạn sử dụng công nghệ cao thu hồi được tiền... Thực tế, hầu hết các đối tượng phạm tội này đều am hiểu công nghệ thông tin, dùng công nghệ để thực hiện hành vi phạm tội và dùng công nghệ để xóa dấu vết. Ðại biểu đề nghị, thời gian tới, Bộ Công an thông tin đầy đủ đến người dân các phương thức, thủ đoạn của tội phạm này để phòng tránh. Các cơ quan tố tụng trung ương dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho các cán bộ tố tụng để xây dựng đội ngũ cán bộ tố tụng đáp ứng yêu cầu mới đặt ra.

Ðánh giá thời gian qua Bộ Công an tiến hành nhiều công việc một cách tích cực, quyết liệt trong công tác phòng ngừa tội phạm, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng cử tri mong muốn các cơ quan chức năng tập trung làm tốt hơn, coi trọng hơn các hoạt động phòng ngừa. Ðại biểu cũng đánh giá cao việc nhìn thẳng vào sự thật của Chính phủ, Bộ trưởng Công an, nhấn mạnh vai trò của các đồng chí cấp trưởng ở các địa phương rất quan trọng, nếu còn thiếu gương mẫu, thiếu quyết liệt, còn lợi ích nhóm, bè phái thì khó có thể chống được tham nhũng.

Các đại biểu cho rằng, đông đảo người dân và cử tri mong muốn có những biến chuyển tích cực trong các cơ quan tư pháp thời gian tới. Ðại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Ðồng Tháp) đề nghị các báo cáo cần tập trung làm rõ tại sao lại gia tăng tình trạng "nhờn" luật và thách thức, coi thường pháp luật. Trong công tác PCTP, xác định rõ đâu là "vùng trũng", đâu là "điểm nghẽn" cần phải tháo gỡ; trên hết, cần có cam kết về việc giữ kỷ cương và tinh thần thượng tôn pháp luật ngay trong chính các cơ quan đại diện cho pháp luật.


Theo Nhandan

Các tin khác


Hai người đàn ông bí ẩn trong vụ án Phan Văn Vĩnh

Phan Sào Nam khai đã chuyển cho hai người đàn ông bí ẩn này cất giữ vàng, đô la Mỹ, trị giá 530 tỷ đồng.

17 năm tù cho đối tượng nhặt được Heroin mang bán

(HBĐT) - Ngày 12/11 TAND tỉnh đã mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Khà A Dơ (sinh năm 1981) trú tại xóm Hang Kia 1 xã Hang Kia (Mai Châu) về tội mua bán trái phép chất ma tuý theo điểm b, khoản 4, điều 194 Bộ Luật hình sự năm 1999 (nay là điểm b, khoản 4, điều 251, Bộ Luật hình sự năm 2015).

Luyện tập Diễn tập KVPT tỉnh năm 2018

(HBĐT) - Ngày 12/11, Ban Chỉ đạo Diễn tập KVPT tỉnh đã tổ chức luyện tập cho các đồng chí thuộc khung diễn tập KVPT tỉnh năm 2018. Tham gia luyện tập có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Diễn tập tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Diễn tập KVPT tỉnh cùng các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, khung diễn tập KVPT tỉnh.

Vụ án đánh bạc nghìn tỷ: Đau cũng phải làm đến cùng!

Ông Đoàn Minh Hương, Viện trưởng Viện KSND tỉnh Phú Thọ cho biết: Vụ án đánh bạc nghìn tỷ dù có áp lực nhưng phải làm đến cùng.

Phạt hai năm tù với bảo mẫu bạo hành trẻ

Ngày 11-11, Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng mở phiên tòa xét xử lưu động bị cáo Đinh Thị Hồng (sinh năm 1972, trú đường Thái Thị Bôi, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) về tội hành hạ người khác. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hồng hai năm tù giam về tội "Hành hạ người khác”.

Khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 10-11, Cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hữu Tín và bốn bị can trong vụ án "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục