Chiều 8-10, Viện KSND TP.HCM đã đề nghị mức án đối với 4 bị cáo trong nhóm buôn lậu hàng điện lạnh, điện tử đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam và 2 công chức hải quan cảng Cát Lái đã tiếp tay cho nhóm này buôn lậu.
Các bị cáo tại tòa - Ảnh: TUYẾT MAI
Theo đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Trần Minh Luận từ 19 - 20 năm tù, Nguyễn Thị Ngọc Hà từ 14 - 16 năm tù, Nguyễn Văn Khiêm từ 13 - 15 năm tù về hai tội buôn lậu và đưa hối lộ, phạt Nguyễn Thành Cường Tín từ 9 - 10 năm tù về tội buôn lậu.
VKS đề nghị phạt hai cán bộ hải quan là Nguyên Hoàng Sơn từ 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù về tội nhận hối lộ, phạt Trần Văn Hùng từ 3 - 4 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, tháng 3-2013, Trần Minh Luận thành lập Công ty TNHH giao nhận ABC Việt Nam, kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Luận giao cho Nguyễn Thị Ngọc Hà làm thủ tục thành lập công ty và giữ chức vụ kế toán, thuê Nguyễn Trung Kiệt - con trai của Nguyễn Văn Khiêm, lái xe cho Luận - đứng tên giám đốc.
Tháng 3-2015, Luận chỉ đạo Hà và Khiêm làm thủ tục thành lập Công ty TNHH DCL kinh doanh đa ngành, trong đó có giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, thuê Huỳnh Kim Dũng - em vợ Khiêm - làm giám đốc và Khiêm là thành viên góp vốn, để Hà mạo danh Dũng ký các giấy tờ pháp lý của công ty. Thực chất, mọi hoạt động của 2 công ty này đều do Luận chỉ đạo, điều hành.
Tháng 8-2014, Nguyễn Cường Thành Tín thành lập và đứng tên giám đốc Công ty TNHH TMDV XNK Jos Tín Nguyễn. Sau đó, Tín làm thủ tục thay đổi chủ sở hữu, để Huỳnh Kim Dũng là người đại diện pháp luật của công ty nhưng thực chất Tín vẫn là chủ sở hữu, điều hành hoạt động, ký mạo danh Dũng trên các giấy tờ pháp lý.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Luận, Hà, Khiêm và Tín quen biết nhau, được các đối tượng bên ngoài thuê sử dụng pháp nhân các công ty ABC, DCL, Jos Tín Nguyễn, Công ty Khải Lợi, Công ty Cao Dương, Nam Hà Sơn để nhập khẩu hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng (là mặt hàng cấm nhập khẩu) từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ, giá thuê 1 triệu đồng/container.
Đồng thời nhóm của Luận còn được hưởng tiền dịch vụ khi làm thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu.
Từ ngày 29-4-2014 đến ngày 27-5-2015, Luận, Hà, Khiêm đã nhập khẩu trái phép hàng hóa từ nước ngoài về tiêu thụ, giá trị hàng phạm pháp là 9,5 tỉ đồng. Từ tháng 7-2015 đến tháng 9-2015, Luận, Hà, Khiêm, Tín đã buôn lậu 18 container hàng hóa về Việt Nam, giá trị hàng hóa phạm pháp hàng chục tỉ đồng.
Tương tự, năm 2010, Luận thành lập Công ty Bảo Trí để nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ về Việt Nam tiêu thụ.
Năm 2013, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Trung tâm 3) có văn bản yêu cầu khi nhập thực phẩm dinh dưỡng Ensure trên nhãn có nội dung "Không được bán tại Việt Nam và Mexico" thì phải liên hệ với Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế để giải quyết. Trung tâm 3 chỉ cấp giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng khi có ý kiến chỉ đạo của đơn vị trên.
Mặc dù không được cấp xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm nhưng Luận vẫn chỉ đạo Hà, Khiêm nhập hàng hóa trên.
Sau đó, nhóm này sử dụng giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đã cấp cho Công ty Bảo Trí từ năm 2013 cho sản phẩm dinh dưỡng cùng loại nhưng khác nhau về nhãn hàng hóa để qua mặt cơ quan chức năng. Tuy nhiên, khi lấy mẫu kiểm tra Trung tâm 3 xác định lô hàng trên không đúng với giấy xác nhận.
Tháng 6-2014, Luận đến Trung tâm 3 gặp Trần Thị Hà Chi - trưởng phòng nghiệp vụ 3 - để nhờ Chi giúp đỡ cấp giấy xác nhận đạt yêu cầu cần nhập khẩu. Chi đã chỉ đạo cấp dưới soạn văn bản cho chồng là Hoàng Lâm - giám đốc Trung tâm 3 - ký giấy xác nhận cho lô hàng của Luận.
Trong quá trình kiểm soát hải quan đối với hàng hóa của Công ty Bảo Trí, Chi cục hải quan Cát Lái đã phân công Nguyễn Hoàng Sơn, Trần Văn Hùng thực hiện nhiệm vụ.
Vào các ngày 6-5-2014 và 4-6-2014, Luận chỉ đạo Hà, Khiêm đưa cho Sơn 180 triệu, trong đó 90 triệu đưa vào ngày 4-6 để Sơn tạo điều kiện thông quan hai lô hàng của Công ty Bảo Trí.
Sau khi nhận tiền của Khiêm, Sơn trao đổi với Hùng thì được Hùng đồng ý để Sơn xác nhận thông quan trái quy định. Giá trị hàng hóa phạm pháp là 862 triệu đồng.
Theo Báo Tuổi Trẻ
(HBĐT) - 9 tháng năm nay, công an huyện đã trực tiếp, phối hợp phát hiện, bắt giữ 31 vụ, 32 đối tượng tội phạm về ma túy, giảm 2 vụ, 8 đối tượng so với cùng kỳ năm 2018; thu giữ 100 bánh, 767,04 gram hêrôin, 393 viên và 274,3 gram ma túy tổng hợp, 1.851 gram ma túy đá, 51,72 gram thuốc phiện, 27 kg thuốc nổ ANFO.
(HBĐT) - Tại km 110 + 500 quốc lộ 6 thuộc xóm Trọng, xã Phong Phú (Tân Lạc), Tổ công tác 223 - Công an tỉnh vừa bắt quả tang Nguyễn Việt B. 44 tuổi, trú tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên vận chuyển trái phép 11 bánh hêrôin, 400 viên ma túy tổng hợp.
Ngày 5/10, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Hải quan Hà Tĩnh phá thành công chuyên án 478L, bắt giữ sáu đối tượng người Lào, thu giữ 30 bánh hêrôin, 45 kg ma túy tổng hợp dạng đá, 6.000 viên hồng phiến, hai khẩu súng ngắn, 50 viên đạn và một ô tô cùng nhiều tang vật có liên quan.
(HBĐT) - 9 tháng năm nay, toàn tỉnh xảy ra 571 vụ phạm pháp hình sự. Các cơ quan, đơn vị và Công an các huyện, thành phố đã điều tra, khám phá, làm rõ 493/571 vụ, đạt 86,34%. Án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 100%.
(HBĐT) - Nhờ phát huy hiệu quả các mô hình tự quản, những năm qua, tình hình ANTT trên địa bàn xã Đông Phong (Cao Phong) luôn được giữ vững, ổn định. Điều này đã tạo nền tảng để xã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đạt được những kết quả thiết thực trong xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Với bất kỳ ai, bất cứ thời gian nào khi đến làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân (CMND) tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06), hay làm hộ chiếu tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA08) - Công an tỉnh đều gặp những nụ cười thân thiện, dễ gần, dễ mến của những cán bộ, chiến sỹ (CB, CS). Đó là những hình ảnh đẹp được xây dựng từ tinh thần trọng dân, gần dân, vì nhân dân phục vụ của mỗi CB, CS trong nhiều năm qua.