Đại diện Viện kiểm sát tỉnh Sơn La cho rằng vụ án có dấu hiệu đưa và nhận hối lộ với những tình tiết không thể làm rõ ở tòa. Tòa án đồng tình ý kiến này và yêu cầu làm rõ hàng tỷ đồng tiền "cảm ơn" khi nâng điểm.


Toàn cảnh phiên tòa.

Sáng 18/10, TAND tỉnh Sơn La tuyên bố kết thúc phần xét hỏi trong phiên tòa xét xử vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018. Mở đầu phần tranh luận, đại diện Viện KSND tỉnh Sơn La được nêu quan điểm xử lý vụ án.

Vụ án có 8 bị cáo cùng bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Số này gồm Trần Xuân Yến - nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT; Lò Văn Huynh - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục (phòng khảo thí); Nguyễn Thị Hồng Nga - chuyên viên Phòng khảo thí; Cầm Bun Sọn - Phó trưởng Phòng chính trị Sở GD&ĐT; Đặng Văn Thủy - Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu; Đinh Hải Sơn - nguyên cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La (PA03); Nguyễn Thanh Nhàn - Phó phòng khảo thí và Đỗ Khắc Hưng - nguyên cán bộ PA03.

Cả 8 bị cáo được xác định đã nhận thông tin rồi can thiệp bài thi, nâng điểm cho 44 thí sinh tham gia kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Những người làm trung gian chuyển thông tin thí sinh cho nhóm bị cáo đa phần là cán bộ, lãnh đạo ngành giáo dục, công an hoặc doanh nghiệp tại Sơn La.


Các kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án.

Tại tòa, bị cáo Trần Xuân Yến kêu oan, khẳng định không chỉ đạo cấp dưới nâng điểm như cáo trạng quy kết. Ông Yến chỉ thừa nhận chuyển danh sách 13 thí sinh để cấp dưới xem điểm trước.

Tương tự, tất cả các nhân chứng thừa nhận con em mình được nâng điểm đến mức đỗ đại học, một số hiện đã rời nhà trường do bị hạ điểm sau chấm thẩm định. Tuy vậy, họ khẳng định chỉ nhờ xem điểm trước, không đưa tiền hoặc nhờ can thiệp bài thi.

Tuy nhiên, các bị cáo Huynh, Nga, Sọn, Thủy, Nhàn khai được Trần Xuân Yến chỉ đạo nâng điểm trong kỳ thi; các bị cáo Sơn, Hưng khai được ông Nguyễn Minh Khoa – Phó phòng PA03 yêu cầu giúp 2 thí sinh đạt điểm cao. Có 4 bị cáo nói được nhận hàng tỷ đồng tiền "cảm ơn” vì nâng điểm.

Được nêu quan điểm giải quyết vụ án, kiểm sát viên Lê Thị Thu Hà khẳng định, quá trình xét hỏi các bị cáo và nhân chứng xuất hiện một số nội dung không thể làm rõ tại tòa nên đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ cho viện kiểm sát điều tra bổ sung.

Chủ tọa yêu cầu nói rõ hơn, nữ kiểm sát viên đáp: "Cụ thể là vụ án có dấu hiệu của tội đưa và nhận hối lộ”. Các bị cáo và đa số luật sư không đối đáp với quan điểm này của viện kiểm sát.


Tòa án yêu cầu làm rõ hành vi đưa nhận hối lộ trong vụ.

Sau hội ý, chủ tọa Quản Hữu Chiến cho biết Hội đồng xét xử thống nhất trả hồ sơ lý do thiếu chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các bị cáo; có căn cứ chứng minh các bị cáo còn thực hiện hành vi tội phạm khác được Bộ luật hình sự quy đinh; có dấu hiệu thể hiện người khác thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa được khởi tố điều tra.

Tòa án yêu cầu làm rõ các khoản tiền "cảm ơn” để nâng điểm gồm 1,04 tỷ đồng bị cáo Nga nhận Trần Văn Điện – Cán bộ Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Sơn La; 300 triệu đồng bị cáo Lò Văn Huynh nhận của bà Lò Thị Trường để giúp con bà đỗ đại học ngành công an; làm rõ khoản tiền 2,1 tỷ đồng bị cáo Huynh nhận từ ông Nguyễn Minh Khoa – Phó phòng PA03 bao gồm 1 tỷ đồng đã nhận và 1,1 tỷ hứa hẹn sẽ được nhận; làm rõ khoản 400 triệu đồng bị cáo Cầm Bun Sọn nhận từ bà Hoàng Thị Thành - Chủ tịch Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai...

Ngoài ra, Hội đồng xét xử yêu cầu xác định từ cơ quan chuyên môn để làm rõ quy trình giải quyết bài thi trắc nghiệm, quy chế thi THPT và xét tốt nghiệp THPT; việc niêm phong bài thi thực hiện ra sao? Cần làm rõ trách nhiệm của bị cáo Trần Xuân Yến và ông Đinh Văn An – cán bộ Sở GD&ĐT trong việc không niêm phong ngay bài thi.

Theo Tienphong.vn


Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục