Ngày 23.10, theo nguồn tin của Lao Động, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án gian lận thi cử xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình, truy tố 15 bị can các tội danh Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa hối lộ và Nhận hối lộ. Cáo trạng được ban hành ngày 18.10.
Trong số 15 bị can bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ guyền hạn trong khi thi hành công vụ có Nguyễn Quang Vinh - nguyên trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình; Đỗ Mạnh Tuấn; Diệp Thị Hồng Liên (nguyên phó trưởng phòng khảo thí); Nguyễn Khắc Tuấn (chuyên viên phòng khảo thí); Khương Ngọc Chất (nguyên trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hòa Bình).
Ngoài tội danh trên, ông Tuấn còn bị truy tố về tội "Nhận hối lộ"; Hồ Chúc - giáo viên Trường THPT Thanh Hà - bị truy tố tội "Đưa hối lộ".
Theo cơ quan công tố, trước kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, ông Vinh được giao nhiệm vụ ủy viên ban chỉ đạo kỳ thi, trưởng ban thư ký hội đồng thi. Ông Vinh đã đã bàn bạc, chỉ đạo ông Tuấn can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho một số thí sinh.
Ông Tuấn đồng ý và đã nói với Nguyễn Khắc Tuấn biết việc này. Hai bị can này đều nằm trong tổ chấm thi trắc nghiệm do Vinh làm tổ trưởng.
Các bị can Vinh và Tuấn thống nhất sửa trực tiếp bài thi của thí sinh trước khi quét file ảnh gửi về Bộ GD&ĐT. Vinh có trách nhiệm chuẩn bị chìa khóa phòng chứa, chấm bài thi trắc nghiệm, bố trí niêm phong cửa phòng chấm thi để bóc được dễ dàng, khó bị phát hiện.
Vào các buổi tối từ 30.6 đến 3.7.2018, ông Tuấn cùng Nguyễn Khắc Tuấn bóc niêm phong, sử dụng chìa khóa do ông Vinh cung cấp mở khóa vào phòng để thực hiện việc nâng điểm bài thi cho thí sinh. Các bị can đã tẩy xóa đáp án sai và điền đáp án đúng theo công bố của Bộ GD&ĐT.
Với những bài thi đã sửa chưa đạt yêu cầu, các bị can còn tiếp tục sửa, dùng máy tính quét lại bài thi, ghi đè lên file ảnh đã quét, đổi ngày, giờ trên hệ thống máy tính và gửi kết quả chấm thi về Bộ GD&ĐT.
Theo cơ quan công tố, có 65 thí sinh được can thiệp nâng điểm bài thi. Trong đó có 62 thí sinh sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Đối với môn tự luận, ông Vinh đã chuyển danh sách, thông tin số thí cần nâng điểm cho Diệp Thị Hồng Liên (phó trưởng phòng khảo thí, tổ trưởng tổ thư ký ban chỉ đạo kỳ thi). Bà Liên đã chuyển thông tin cho một số giáo viên trong các tổ để can thiệp, chấm nâng điểm bài thi.
Cơ quan công tố xác định, có 22 bài thi môn Ngữ văn được nâng từ 1,25 điểm đến 4,5 điểm.
Về hành vi Đưa và Nhận hối lộ, cáo trạng xác định, trước kỳ thi, bị can Hồ Chúc đã gặp ông Tuấn để nhờ sửa bài thi nâng điểm cho người quen. Ông Tuấn đồng ý và đã nâng điểm cho hai thí sinh và nhận 300 triệu đồng.
Theo cơ quan công tố, trong quá trình điều tra, bị can Tuấn thành khẩn khai nhận hành vi.
Theo báo Lao Động
(HBĐT) - Ngày 22/10, Bộ CHQS tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN năm 2019 cho 101 đồng chí là cán bộ quân đội có cấp bậc quân hàm thiếu tá, trung tá và giữ chức vụ quản lý, chỉ huy đơn vị (thuộc diện đối tượng 3) trong cơ quan Bộ CHQS tỉnh, các đơn vị trực thuộc và các đơn vị của Quân khu 3 đứng chân trên địa bàn tỉnh.
Sau khi tòa án trả hồ sơ vụ gian lận điểm thi tại Sơn La, cơ quan điều tra đã khởi tố bổ sung nhằm làm rõ hành vi đưa - nhận hối lộ, đồng thời bắt tạm giam nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh này.
Đối tượng Trần Thị Như Ý (ngụ phường Phước Vĩnh, thành phố Huế; vợ một cán bộ công an tỉnh TT-Huế) đã sử dụng chiêu trò dẫn dụ vay mượn tiền, góp vốn kinh doanh với lãi suất cực cao để lừa đảo rất nhiều người dân tại Huế và các địa phương khác, qua đó chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng.
(HBĐT) - Trước sự lây lan của ma túy, một số xã trên địa bàn huyện Tân Lạc vẫn đang ngăn chặn hiệu quả tai, tệ nạn xã hội này. Lực lượng Công an huyện Tân Lạc đã tăng cường nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn và bắt nhiều vụ buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Thanh tra, kiểm tra là một hoạt động quản lý Nhà nước rất cần thiết để giám sát và bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh đúng pháp luật. Dù vậy, hoạt động này cần đảm bảo đúng nguyên tắc, không trùng lặp, chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung thời gian thanh tra giữa các cơ quan. Đặc biệt là không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
(HBĐT) - Ngày 21/10, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Cao Văn Huy (SN 2000) bị TAND huyện Đà Bắc xử phạt 30 tháng tù về tội "Bắt giữ người trái pháp luật” theo điểm e, Khoản 2, Điều 157; Điều 17; Điều 38; Điều 50; Khoản 2, Điều 51 Bộ luật Hình sự.