Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) năm 2008 sau 12 năm thực thi đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động giao thông vận tải đường bộ, góp phần hình thành ý thức tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông, đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), góp phần quan trọng trong việc phát triển giao thông vận tải (GTVT) và phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều bất cập nảy sinh, cần sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế.



Luật GTĐB mới sẽ bổ sung quy định các hành vi bị nghiêm cấm sát với Luật Phòng chống tác hại của rượu bia.

"Việc thực thi Luật GTĐB từ năm 2008 đến nay đã góp phần giảm sâu số người chết do tai nạn giao thông từ trên 15.000 người/năm xuống còn dưới 8.000 người hiện nay; đưa hạ tầng giao thông quốc gia phát triển vượt bậc, từ vị trí 79 vươn lên đứng thứ 28 thế giới. Tuy nhiên, nhiều quy định đã nảy sinh những tồn tại, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung như: Tỷ lệ % diện tích đất dành cho đường bộ chưa đảm bảo; hạn chế về hạ tầng giao thông thông minh khiến cho việc xử phạt không minh bạch; phương tiện cá nhân phát triển nhanh với nhiều loại hình công nghệ tiên tiến; hệ thống quốc lộ, đường nông thôn, đường cao tốc phát triển mạnh nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải, tính kết nối và sự đồng bộ; vận tải công cộng chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân...", Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện cho biết. 

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Luật GTĐB năm 2008 của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố, cùng với thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 12/2019, Bộ GTVT xây dựng Luật GTĐB (sửa đổi) thay thế Luật GTĐB năm 2008 với mục tiêu giải quyết những bất cập trong Luật GTĐB năm 2008, dự thảo Luật GTĐB sửa đổi sắp trình Chính phủ sẽ có nhiều điểm mới sát thực tế hiện nay, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, các điểm mới đáng chú ý được sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật như: Khái niệm phương tiện giao thông thông minh, giao thông công cộng; các hành vi bị nghiêm cấm sát với Luật Phòng chống tác hại của rượu bia; sử dụng điện thoại di động khi điều khiển phương tiện, quay đầu, lùi xe trên đường cao tốc; xử phạt nguội qua camera; cạnh tranh lành mạnh trong vận tải...

Tầm nhìn trong sửa đổi, bổ sung Luật GTĐB mới từ 15 - 20 năm. Các loại hình phương tiện thay đổi, dự báo cho phát triển các loại xe công nghệ hiện đại trong tương lai như ô tô bay cũng được tiếp thu chỉnh sửa trong Luật, các loại hình đường giao thông nông thôn khoảng 680.000 km sẽ được đưa vào quản lý... Vì vậy, dự thảo Luật mới sẽ nâng lên 150 điều, thay vì 98 điều như trước đây.

Mục tiêu của việc xây dựng Luật GTĐB mới, Bộ GTVT xác định minh bạch, giảm thiểu thủ tục hành chính, đảm bảo phục vụ tốt nhất lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Cùng đó, giao thông đường bộ sẽ an toàn hơn, tai nạn giao thông giảm sâu hơn, thuận tiện, dễ dàng, giảm chi phí cho người dân hơn và thân thiện với môi trường. Việc sửa đổi Luật đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao sửa đổi và trình Quốc hội vào kỳ họp thứ X tới đây.

Một trong những vấn đề đang được dư luận quan tâm nhất hiện nay là việc quản lý, đào tạo, sát hạch, tịch thu giấy phép lái xe (GPLX) của người vi phạm cũng sẽ được bổ sung, sửa đổi sát thực tế, đảm bảo công bằng và đủ sức răn đe.

Về vấn đề này, ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ Phương tiện và người lái (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) khẳng định, Nghị định 100/2019 quy định 61 hành vi vi phạm ngoài việc phạt tiền, người lái xe sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 - 24 tháng. Quy định tước quyền sử dụng GPLX đã được cập nhật vào phần mềm quản lý vi phạm. Tổng cục và Cục Cảnh sát giao thông đang quản lý dữ liệu này. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, theo dõi hành vi vi phạm, đảm bảo ATGT, dự thảo Luật GTĐB mới đề xuất theo dõi số lần vi phạm bị tước quyền sử dụng GPLX để thu hồi GPLX. Hình thức này đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.

Cụ thể, trong thời hạn 3 năm, mà lái xe bị tước GPLX đến 4 lần sẽ bị thu hồi GPLX, sau đó sẽ phải học và thi lại mới được cấp GPLX mới. Việc này cũng tương tự như tính điểm để xử lý vi phạm của lái xe, không phát sinh thêm thủ tục. Người dân có thể theo dõi số lần bị tước GPLX qua phần mềm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Bắt nhóm đối tượng tín dụng đen ở TPHCM cho vay với lãi suất 20-45%/tháng

Ngày 5.5, Công an TPHCM cho biết đã bắt giữ nhóm đối tượng về hành vi cho vay nặng lãi với mức lãi suất từ 20 - 45% mỗi tháng. Nhiều ma tuý và hung khí của các đối tượng cũng đã bị lực lượng chức năng thu giữ.

Hải Dương: Tiêu huỷ 72 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc

Sau hơn 1 tháng phát hiện, thu giữ và niêm phong, lực lượng chức năng tỉnh Hải Dương tiến hành tiêu huỷ 72 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc.

Bắt khẩn cấp đối tượng cướp tài sản và giết người

(HBĐT) - Theo thông tin từ lực lượng chức năng, ngày 1/5, sau khi nhận được tin báo của Nhân dân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về hình sự - kinh tế - ma túy (Công an huyện Kim Bôi) phối hợp với Công an xã Đú Sáng, Công an xã Vĩnh Tiến bắt khẩn cấp đối tượng Bùi Đức Quyền (SN 2005) có HKTT tại xã Kim Lập vì có hành vi "Cướp tài sản”.

Lĩnh 12 tháng tù vì cưỡng ép người không vay trả nợ tiền cho người khác

(HBĐT) - Ngày 4/5, TAND tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Trịnh Ngọc Vinh, bị TAND TP Hòa Bình xử phạt 12 tháng tù về tội "Cưỡng đoạt tài sản”.

Vì sao bị cáo Trần Văn Minh đề nghị tòa triệu tập Chủ tịch UBND Đà Nẵng?

Cựu Chủ tịch UBND Đà Nẵng Trần Văn Minh tại phiên tòa phúc thẩm vụ án sai phạm nhà đất công sản, trong đề nghị, bị cáo có nêu ý kiến triệu tập ông Huỳnh Đức Thơ (Chủ tịch UBND Đà Nẵng).

Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(HBĐT) - Những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Lương Sơn được các cấp ủy Đảng, Chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với mọi người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục