Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa triệt phá đường dây mua bán thiết bị gian lận trong thi cử, cho thấy, trước kỳ thi THPT quốc gia 2020, việc mua bán các thiết bị này trên mạng xã hội vẫn diễn ra công khai dù người vi phạm có thể truy bị cứu trách nhiệm hình sự…

 


Một trong số các thiết bị gian lận thi cử cảnh sát thu giữ. Ảnh: Y.Hưng

Tràn lan rao bán thiết bị ghi âm, ghi hình

Chỉ cần gõ cụm từ "thiết bị ghi âm, ghi hình” trên trang tìm kiếm Google, trong khoảng 0,59 giây có 158 triệu kết quả: Bút camera vừa ghi âm ghi hình cho thám tử, thiết bị phần mềm ngụy trang để ghi âm, ghi hình… Ngoài những shop "nổi tiếng” rao bán mặt hàng máy ghi âm, ghi hình, thiết bị nghe lén, còn nhiều shop nhỏ cũng đăng bán. Kèm theo những thông tin về thiết bị, giá cả được niêm yết công khai cùng địa chỉ shop.

Theo đó, khách hàng ưng sản phẩm nào có thể đặt hàng trực tuyến, hoặc gọi điện thoại đến shop để mua. Giá từ vài trăm ngàn đến 1-2 triệu đồng cho từng loại sản phẩm ghi âm, ghi hình, nghe lén.

Hôm 4.8, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm công nghệ cao (A05), Bộ Công an thông tin mới đây, đơn vị bắt quả tang Trần Văn Tiến (trú tại Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bán thiết bị định vị được ngụy trang dưới hình thức USB cho khách hàng. 

Sau đó, cảnh sát đã thu giữ của Tiến tổng số 23 mặt hàng với hàng trăm thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị ngụy trang dưới hình thức như: Hộp giấy ăn, đồng hồ, bút, USB, mũ lưỡi chai, cúc áo...; trong đó, có một số loại thiết bị ghi âm, ghi hình được rao bán với tên gọi "dụng cụ thi cử” để phục vụ những người mua có ý định gian lận trong các kỳ thi. 

Toàn bộ các thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị ngụy trang được phát hiện, thu giữ là sở hữu của đối tượng Trần Văn Toàn (Hội Hợp, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) và đều không có hóa đơn chứng từ, không có giấy phép, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Cảnh báo lộ lọt thông tin từ thiết bị gian lận

Trao đổi với Lao Động về tình trạng rao bán các thiết bị ghi âm, ghi hình với tên gọi "dụng cụ thi cử” được rao bán công khai trên mạng xã hội, ông Nguyễn Minh Long (Đoàn Luật sư Hà Nội), cho rằng, việc kinh doanh mua bán các thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định pháp luật.

Cụ thể, Nghị định 66/2017/NĐ-CP quy định, hoạt động kinh doanh các thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị được pháp luật ghi nhận nếu cơ sở kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trình tự thủ tục quy định tại Điều 7 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 1.7.2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo luật sư Long, chỉ có 3 loại cơ sở kinh doanh được phép kinh doanh mặt hàng nêu trên gồm: Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Nguyễn Văn Giang (Phó Cục trưởng A05) cho hay, trước kỳ thi THPT quốc gia 2020, việc các đối tượng rao bán thiết bị có thể tiếp tay cho các vi phạm, gian lận trong kỳ thi, nguy cơ làm lộ, lọt đề. Các thiết bị ghi âm, ghi hình do các đối tượng mua bán phục vụ gian lận thi cử được ngụy trang rất tinh vi dưới dạng đồ vật, vật dụng như bút, móc khóa, cúc áo, sạc điện thoại, pin dự phòng... rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Ví dụ, loại tai nghe hạt đậu siêu nhỏ, người sử dụng chỉ cần một chiếc sim điện thoại cắm vào thiết bị hỗ trợ thu phát. Khi có điện thoại từ bên ngoài gọi vào máy sẽ tự động bắt máy và kết nối tới tai nghe. 

Camera cúc áo siêu nhỏ mà các đối tượng rao bán, người sử dụng có thể dễ dàng ngụy trang dưới dạng cúc áo. Khi hoạt động, camera này sẽ kết nối tới thiết bị phát Wifi (thiết bị phát Wifi có tần phủ sóng trong bán kính 10-15m). Ở bên ngoài có sẽ sử dụng các smartphone có cài các ứng dụng tương ứng với từng loại camera để nhận tín hiệu hình ảnh truyền ra.

Thời gian trước đó, lực lượng chức năng đã triệt phá một số vụ như hồi tháng 6.2019, Công an Hà Nội bắt quả tang Đặng Công Bão và Nguyễn Thế Mạnh cùng trú tại tỉnh Bắc Ninh, thu giữ hàng trăm thiết bị camera giấu kín và tai nghe siêu nhỏ phục vụ cho việc gian lận thi cử, mua từ Trung Quốc về bán.

Theo tướng Giang, thời gian tới, A05 sẽ tập trung xác minh, xử lý nghiêm các trang thông tin điện tử, cá nhân có hoạt động này theo quy định của pháp luật.

Việc mua bán các thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị... chui, kinh doanh không có giấy phép đúng như quy định, người bán tự lắp ráp, chế tạo dựa trên những mẫu có sẵn trên thị trường và hoạt động chui lủi thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Cụ thể, người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự về Tội Kinh doanh trái phép (Điều 159).

Theo đó, người vi phạm bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm; Hàng phạm pháp có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng; hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này…
 
                                                                                          Theo báo Lao Động


Các tin khác


Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang huyện Lạc Sơn giai đoạn 2019 - 2024

Ngày 17/5, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội thi đua quyết thắng lực lượng vũ trang (LLVT) huyện giai đoạn 2019 - 2024.

Tham ô gần 3 tỷ đồng, nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội lĩnh 15 năm tù

Sau 3 ngày nghị án, sáng 17/5, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh bước vào phần tuyên án bị cáo Nguyễn Tiến Kính (SN 1964), trú tại quận Thanh Xuân (Hà Nội), nguyên Trưởng phòng Tài chính, Trường Cao đẳng Kinh doanh và công nghệ Hà Nội về hành vi "tham ô tài sản”.

Công an huyện Kim Bôi xử phạt người bình luận trên Facebook nội dung kích động bạo lực

Công an huyện Kim Bôi cho biết, ngày 14/5 đã làm việc với B. V. B, trú tại xã Mỵ Hoà (Kim Bôi) liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội Facebook. Trước đó, ngày 3/5, B. V. B đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để bình luận tại Trang "Hoà Bình Đa Chiều" với nội dung kích động bạo lực.

Đoàn luật sư tỉnh: Cầu nối đưa pháp luật đến với người dân

Tích cực tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, phản biện và giám sát xã hội, phổ biến, giáo dục, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý (TGPL), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) ở vùng sâu, xa tại các phiên tòa... Từ những hoạt động tích cực, hiệu quả đó, những năm qua, Đoàn Luật sư tỉnh đã phát huy tốt vai trò, trở thành cầu nối đưa pháp luật đến với người dân.

Phúc thẩm vụ Việt Á: Đề nghị bác kháng cáo của cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chiều 16/5, đại diện Viện Kiểm sát đã công bố bản luận tội và quan điểm giải quyết đối với 11 bị cáo có đơn kháng cáo trong vụ án Công ty Việt Á. Đáng chú ý, mặc dù nộp thêm 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả, nhưng bị cáo Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) vẫn bị đề nghị không chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Lĩnh 19 năm tù vì giết vợ để níu giữ tình yêu

Ngày 16/5, Tòa án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Nhuận (SN 1985), trú tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) về tội "giết người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục