(HBĐT) - Đăng tải thông tin sai sự thật, mạo danh để phát tán tin giả, cài mã độc để đánh cắp thông tin cá nhân… Có rất nhiều "cái bẫy” như thế đang rình rập trên mạng xã hội (MXH), đòi hỏi người sử dụng cần có "bộ lọc” tốt để vừa tự bảo vệ mình không bị "nhiễm” thông tin xấu, độc, vừa đảm bảo khai thác được những ưu thế vượt trội của công nghệ thông tin (CNTT).
Chuyên gia báo chí Vũ Mạnh Cường (đứng giữa) trao đổi với các nhà báo về giải pháp tăng cường an toàn thông tin, tránh "bẫy" thông tin trên mạng xã hội.
Mới đây, chia sẻ tại khóa tập huấn "An toàn thông tin cho nhà báo trong môi trường số” do Cục Báo chí (Bộ TT&TT) tổ chức, chuyên gia báo chí Vũ Mạnh Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế), nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Lao động khuyến cáo: Trong xu thế số hóa báo chí hiện nay, lao động của nhà báo thay đổi gắn với những nguy cơ gia tăng trong môi trường số, như bị cài mã độc để đánh cắp thông tin cá nhân, bị lộ nguồn tin, bị đánh cắp tài khoản MXH rồi giả mạo để phát tán thông tin sai sự thật… Trước những "cái bẫy” vô hình thường trực trên môi trưởng số, nhà báo cũng như người sử dụng CNTT đều phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ, phải luôn đề cao cảnh giác để lướt web an toàn, đặc biệt, cần có "bộ lọc” tốt khi tiếp nhận thông tin trên MXH.
Số liệu thống kê từ chương trình đánh giá an ninh mạng của Tập đoàn BKAV cho thấy: 63% người dùng thường xuyên đọc được tin tức giả trên MXH facebook, trong đó, 40% là nạn nhân hàng ngày. Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các trang MXH, tình trạng tin tức giả cũng tràn ngập. Phổ biến nhất là những thông tin giới thiệu sản phẩm online, tin giật gân nhằm mục đích "câu like”, tăng lượt người theo dõi… Một dạng thông tin cũng hay bị làm giả trên MXH là những vấn đề liên quan đến cơ quan Nhà nước và cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Theo cách khá chuyên nghiệp, những tài khoản MXH giả mạo các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước được xác lập, đúng tên, đúng ảnh, nội dung đúng đến hơn 90%, chủ yếu đăng tải các hoạt động đã được báo chí chính thống đưa tin để đánh lừa người xem rằng đó là trang MXH chính thức của các đồng chí. Tuy nhiên, vào những thời điểm quan trọng như diễn ra sự kiện chính trị của đất nước, một số trang bắt đầu lồng ghép, cài cắm những thông tin bịa đặt với dụng ý xấu, độc. Đây là thủ đoạn hết sức nguy hiểm, nhằm nhen nhóm nguy cơ gây bất ổn xã hội khi cố tình đưa tin sai sự thật liên quan đến tình hình kinh tế, chính trị của đất nước. Điều đáng lo ngại là bạn đọc của những trang MXH dạng này đa phần là thanh niên, trong đó, nhiều người còn hạn chế về tri thức, vốn sống, nên thiếu khả năng phân định tin tức giả mạo, dẫn đến đặt niềm tin nhầm chỗ và có những nhìn nhận sai lệch về các vấn đề quốc thái, dân an.
Hiện nay, càng gần đến thời điểm tổ chức Đại hội XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phản động, hay các thành phần cơ hội chính trị, bất mãn càng tăng cường chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Chúng lợi dụng các kỳ đại hội Đảng là lúc người dân đặc biệt quan tâm đến tình hình chính trị của đất nước để tấn công bằng nhiều thủ đoạn. Trong quá trình lấy ý kiến của Nhân dân đóng góp vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vấn đề này đã được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy nhìn nhận và chỉ đạo: "Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn hành vi lợi dụng diễn đàn thảo luận, lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII để kích động, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống phá đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm giảm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN”.
Lợi dụng internet và MXH, các đối tượng thường sử dụng 2 nền tảng phổ biến là facebook và youtube, hoặc sử dụng trang blog cá nhân để nói xấu, chống phá Đảng, Nhà nước, xuyên tạc nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng hòng chuyển hóa tình hình, thúc đẩy "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”. Giữa "mê cung” tin tức trên MXH, đòi hỏi người dùng phải có "bộ lọc” tốt để kiểm chứng thông tin, phân định được các quan điểm sai trái, thù địch. Đó cũng chính là cách thiết thực để mỗi người tự bảo vệ mình trước những "cái bẫy” thông tin đang tràn ngập trên MXH, đồng thời, góp phần tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.
Khánh An
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW, ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm (PCTP) trong tình hình mới, giai đoạn 2010 - 2020, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh được giữ vững, tội phạm, vi phạm về trật tự an toàn xã hội được kiềm chế, góp phần bảo đảm ANTT, tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
(HBĐT) - Thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) hai cấp tỉnh chủ động phối hợp Tòa án tổ chức các phiên tòa hình sự rút kinh nghiệm, coi việc nâng cao chất lượng tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa là khâu đột phá nhằm khẳng định vị thế, vai trò, hình ảnh của Viện kiểm sát, từng bước đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
(HBĐT) - Ngày 17/11, tại Công an tỉnh, Cụm thi đua số 3 - Bộ Công an tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc” năm 2020. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an); lãnh đạo Công an 8 tỉnh trong Cụm thi đua: Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Bắc Giang.
(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 135/KH-UBND, ngày 17/9/2020 về việc thực hiện Ngày Pháp luật năm 2020, các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố trong tỉnh đã triển khai nhiều nội dung, hình thức phù hợp.
Là nội dung được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) ba tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai thống nhất cao tại Hội nghị tổng kết công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy giai đoạn 2017-2020, do Bộ Chỉ huy BĐBP Điện Biên tổ chức ngày 16-11.
(HBĐT) - Tháng 8/2020, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lương Sơn triển khai mô hình CCB tham gia đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) tại các trường học. Lực lượng nòng cốt là tổ an ninh CCB tự quản và cán bộ, hội viên CCB tại cơ sở. Mô hình đã từng bước phát huy hiệu quả, nhận được ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân.