(HBĐT) - Bám sát mục tiêu của đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hoà nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018 - 2021”, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) sâu rộng tới các tầng lớp Nhân dân, trong đó, tập trung vào 3 nhóm đối tượng với nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp từng địa bàn, đối tượng cụ thể.

Thời gian qua, 100% đối tượng thuộc 3 nhóm đối tượng trên được phổ biến về các quy định của pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân nói chung, của các đối tượng nói riêng, các hành vi bị nghiêm cấm, tác hại, trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật và các quy định khác có liên quan. Các đơn vị chức năng đã tổ chức lựa chọn, áp dụng các hình thức tuyên truyền, PBGDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa điểm, địa bàn cụ thể. Trong năm qua, nhiều cơ quan, đơn vị đã có những cách làm hay, sáng tạo, đạt kết quả cao, tiêu biểu như: MTTQ các cấp phối hợp các tổ chức thành viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền, PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, lồng ghép các nội dung tuyên truyền pháp luật với công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội tại các địa bàn thông qua các cuộc thi tuyên truyền giỏi, thi viết tìm hiểu về pháp luật. Công an TP Hòa Bình phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức 18 buổi tuyên truyền pháp luật về Luật Giao thông đường bộ, Luật phòng, chống ma túy tại 19 phường, xã với sự tham gia của trên 4.000 người; tuyên truyền phòng, chống tác hại của ma túy và phòng, chống tội phạm lừa đảo qua mạng xã hội cho hơn 80 hội viên phụ nữ trên địa bàn phường Dân Chủ; tuyên truyền cho học sinh trường THPT Công Nghiệp về tác hại của ma túy, Luật Phòng, chống ma túy, cách phòng ngừa ma túy và tệ nạn xã hội khác; phối hợp Thành đoàn tuyên truyền về tác hại của ma túy trong thanh thiếu nhi tại phường Kỳ Sơn, với sự tham gia của 200 học sinh và cán bộ, đoàn viên thanh niên, tại buổi tuyên truyền đã ký cam kết thực hiện phong trào "3 không với ma túy” trong thanh niên, ra mắt mô hình "khu dân cư không có tệ nạn xã hội” và "tuyến đường thanh niên tự quản an toàn trật tự”.

Phòng LĐ-TB&XH phối hợp tuyên truyền các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống ma tuý và cai nghiện phục hồi; kết hợp tuyên truyền qua nhiều kênh thông tin như pano, áp phích, tranh, ảnh, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, các bản tin, phóng sự trên truyền hình, thông qua hệ thống loa phát thanh của tổ, xóm, lồng ghép vào các cuộc họp của tổ dân phố, xóm, tổ chức các đêm văn nghệ quần chúng lồng ghép tuyên truyền phòng, chống tệ nạn ma tuý tại địa bàn các phường, xã. Phối hợp Công an phường, xã tổ chức gặp mặt hơn 40 đối tượng nghiện ma túy để tuyên truyền, vận động, cảm hóa. Công an huyện Lạc Sơn phối hợp các phòng, ban chức năng, UBND cấp xã tổ chức trên 200 lượt tuyên truyền pháp luật tại cơ sở, thu hút trên 150.000 lượt quần chúng Nhân dân tham gia. UBND huyện Cao Phong chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cấp huyện tổ chức được 64 buổi tuyên truyền, PBGDPL với 4.769 lượt người tham dự, trong đó, Huyện đoàn tổ chức cho 40 lượt thanh thiếu niên ký cam kết không vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội; Công an huyện tổ 11 buổi tuyên truyền pháp luật về phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với trên 500 lượt người tham dự…

Để nâng cao hiệu thực hiện đề án, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố duy trì hoạt động và nhân rộng các mô hình điểm về PBGDPL cho các đối tượng của đề án và quần chúng Nhân dân. Nổi bật như Công an TP Hòa Bình phối hợp các phòng, ban, đơn vị, hội, đoàn thể tại các địa phương hỗ trợ các đối tượng tái hòa nhập cộng đồng được vay vốn, giới thiệu việc làm để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sông; phối hợp trường THPT Công Nghiệp ra mắt mô hình "Trường học an toàn không có ma túy” nhằm tuyên truyền phòng, chống tác hại của ma túy cho học sinh toàn trường. Liên chi đoàn Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân TP Hòa Bình phối hợp tham mưu thành lập câu lạc bộ "Tuổi trẻ với pháp luật” với 24 thành viên. Tại các xã, phường xây dựng, duy trì  các mô hình: "Câu lạc bộ nông dân với pháp luật” tại phường Thịnh Lang; "Chi hội phụ nữ không có người thân vi phạm pháp luật, mắc tệ nạn xã hội” của các phường Thái Bình, Thịnh Lang, Tân Thịnh, Tân Hòa, Quỳnh Lâm, xã Hòa Bình; "Cảm hóa, giáo dục người chấp hành xong án phạt tù về địa phương” tại phường Tân Thịnh; "Câu lạc bộ phòng, chống ma túy và an toàn giao thông” của chi hội phụ nữ tổ dân phố số 1, 2 phường Phương Lâm; "Phòng, chống bạo hành xâm hại trẻ em” tại phường Thống Nhất. MTTQ cấp huyện tiếp tục duy trì, nhân rộng 1.214 mô hình đang hoạt động hiệu quả, trong đó có 161 nhóm nòng cốt tuyên truyền viên ở khu dân cư; 122 câu lạc bộ pháp luật; 931 mô hình khác…

Qua công tác tuyên truyền, PBGDPL đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong nhận thức, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, đưa công tác PBGDPL đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, góp phần phòng ngừa tội phạm, tái phạm tội và các hành vi vi phạm khác do thiếu hiểu biết về pháp luật gây ra; hỗ trợ các đối tượng thuộc phạm vi của đề án tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả.

V.H

Các tin khác


Lực lượng vũ trang huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng (TĐQT) được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Tân Lạc tích cực thực hiện dần đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong toàn LLVT huyện. Từ đó, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao bản lĩnh người lính Cụ Hồ.

Huyện Đà Bắc: Xây dựng 3 mô hình “Làng văn hóa, quốc phòng - an ninh”

(HBĐT) - Tính đến nay, Ban CHQS huyện Đà Bắc đã xây dựng được 3 mô hình "Làng văn hoá, quốc phòng – an ninh” ở các địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực phòng thủ huyện.

Bắt giám đốc doanh nghiệp tiếp tay chuyên gia ‘rởm’ nhập cảnh trái phép

Ngày 14-9, Cơ quan an ninh điều tra Công an Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam Văn Thị Thùy Tiên (34 tuổi, quê tỉnh Thừa Thiên Huế) - giám đốc 2 doanh nghiệp - để điều tra về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.

Hà Nam: Bắt giữ 2 đối tượng làm giả giấy xác nhận đi lại để ''thông'' chốt

Ngày 14/9, Công an thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam cho biết đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp và lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Ngọc Hiền (sinh năm 1984) và Ngô Ngọc Khôi (sinh năm 1987), cùng trú ở huyện Đông Anh (Hà Nội) về hành vi "làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức”.

Đảm bảo an toàn phòng cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

(HBĐT) - Với tiềm năng du lịch, hoạt động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh đang ngày càng phát triển. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu cao hơn về công tác đảm bảo ANTT, trong đó có công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) tại các điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, nhà hàng, nhà nghỉ, khách sạn...

Huyện Đà Bắc: Vượt khó trong công tác thi hành án dân sự

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, giao thông còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, dân số chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc thù địa bàn gây nhiều khó khăn cho công tác thi hành án dân sự (THADS) ở địa phương. Song, với nỗ lực vượt khó, thời gian qua, Chi cục THADS huyện Đà Bắc đã chủ động triển khai nhiều giải pháp cụ thể, phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục