(HBĐT) - Theo thống kê, tính từ đầu năm đến hết tháng 10, toàn tỉnh xảy ra 716 vụ phạm pháp hình sự, so với cùng kỳ năm 2020 giảm 56 vụ, bằng 7,25%. Theo Đại tá Trương Quang Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh: Có được kết quả đó, trong năm 2021, lực lượng Công an toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm ngay từ cơ sở; phát huy tốt vai trò của lực lượng Công an xã chính quy gắn công tác phòng ngừa nghiệp vụ với phòng ngừa xã hội; làm tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), nâng cao ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm trong Nhân dân.
Công an xã Đoàn Kết (Đà Bắc) tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, xâm hại trẻ em cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn.
Theo đó, trong năm, các đơn vị chức năng Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố đã tổ chức được 210 buổi TTPBGDPL, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội cho 78.910 lượt người tham dự. Như Công an các xã: Gia Mô, Tử Nê, Phong Phú, Mỹ Hòa (Tân Lạc) phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà trường tổ chức 6 buổi TTPBGDPL về phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, trộm cắp tài sản... cho gần 500 người dân; Công an phường Tân Hoà (TP Hòa Bình) tổ chức 3 buổi tuyên truyền về phòng, chống tội phạm ma tuý, mại dâm và phòng, chống cháy nổ cho trên 100 người dân; Công an xã Hưng Thi (Lạc Thủy) tổ chức 1 buổi tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho khoảng 300 giáo viên, học sinh trường TH&THCS xã Hưng Thi; Công an xã Nánh Nghê (Đà Bắc) tổ chức 1 buổi tuyên truyền pháp luật tại trường TH&THCS xã Nánh Nghê với sự tham gia của 150 cán bộ, giáo viên, học sinh.
Đại tá Trần Mạnh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) chia sẻ: Từ việc làm tốt công tác TTPBGDPL; phòng ngừa nghiệp vụ gắn với công tác phòng ngừa xã hội, quản lý tốt địa bàn, nắm chắc đối tượng đã góp phần quan trọng thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả, góp phần kiềm chế sự gia tăng, từng bước giảm số vụ phạm pháp hình sự. Như trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn xã hội, trong năm 2021, toàn tỉnh xảy ra 442 vụ, so với cùng kỳ năm 2020 giảm 41 vụ, bằng 8,5% (vượt 3,5% chỉ tiêu Bộ Công an đề ra). Đáng nói, một số loại tội phạm giảm mạnh như trộm cắp tài sản giảm 50 vụ, cố ý gây thương tích giảm 13 vụ, cướp tài sản giảm 6 vụ, cướp giật tài sản giảm 3 vụ...
Cùng với đó, Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ, điều tra, rà soát, xác định địa bàn, tuyến, lĩnh vực, đối tượng; xây dựng kế hoạch, phương án phòng ngừa các loại tội phạm như: Giết người, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, lừa đảo, xâm hại trẻ em, cờ bạc, tín dụng đen; gọi hỏi, răn đe, giáo dục đối tượng hình sự, ma túy; tăng cường phối hợp lập hồ sơ áp dụng các biện pháp hành chính để phòng ngừa tội phạm. Trong năm, Công an các địa phương đã phối hợp cấp ủy, chính quyền lập 378 hồ sơ quản lý, giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn; lập 178 hồ sơ áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, 4 hồ sơ vào trường giáo dưỡng, 2 hồ sơ vào cơ sở giáo dục bắt buộc...
"Song song với công tác TTPBGDPL, thực hiện hiệu quả công tác bám địa bàn, nắm đối tượng, với sự tham mưu đắc lực của lực lượng Công an, các địa phương trong toàn tỉnh đã duy trì hoạt động có hiệu quả mô hình tự quản trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tự quản về ANTT. Hiện, toàn tỉnh duy trì hoạt động 5 dạng mô hình tự quản về ANTT với 118 mô hình tiêu biểu, bằng 4.788 đơn vị thành viên. Các mô hình hoạt động theo hướng tự quản, tự phòng, tự hòa giải và giải quyết các vấn đề về ANTT ngay từ cơ sở. Đây chính là nền tảng quan trọng để giữ vững ổn định về ANCT - TTATXH trên địa bàn tỉnh thời gian qua” - Đại tá Trương Quang Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh nhấn mạnh.
Mạnh Hùng
Cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao nên tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm lại "nóng” trên tuyến biên giới của tỉnh An Giang; nhất là đối với những mặt hàng điện tử, đồ gia dụng đã qua sử dụng, đường cát, thuốc lá điếu, thiết bị y tế…
Ðể hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 "thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long tại hội nghị triển khai công tác của Bộ nhấn mạnh: Toàn hệ thống thi hành án dân sự vừa thích ứng an toàn, tập trung thực hiện nhiệm vụ có trọng tâm, trọng điểm, làm tốt công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, vừa tiếp tục hoàn thiện thể chế, có giải pháp đối với những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn.
Chiều 25/11, Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã ký Quyết định số 4135/QĐ-UBND về việc kỷ luật đối với ông Đàm Quang Vinh, Chánh Thanh tra tỉnh Lào Cai.
(HBĐT) - Ngày 25/11, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo: Nguyễn Tiến An (tên gọi khác Cường), trú tại xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng (Hà Nam) về tội "vận chuyển trái phép chất ma túy” và "chống người thi hành công vụ”; Phạm Thị Dưỡng, trú tại xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh (Ninh Bình) về hành vi "che giấu tội phạm”.
(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh đã kiểm sát chặt chẽ hoạt động tiêu hủy vật chứng do Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản (VC, TS) Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh thực hiện đối với VC, TS của các vụ án hình sự đã có hiệu lực pháp luật.
Ngày 24/11, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đang tiến hành điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh, số 280 Điện Biên Phủ, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.