Sáng 10/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung và 2 đồng phạm trong vụ mua chế phẩm Redoxy - 3C của Cộng hòa Liên bang Đức.
Bị cáo Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) khai báo trước tòa. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Hai đồng phạm với bị cáo Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967) gồm: Nguyễn Trường Giang (sinh năm 1984, nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ Arktic - Công ty Arktic) và Võ Tiến Hùng (sinh năm 1967, nguyên Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội). Cả ba bị cáo cùng bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 356, khoản 3 – Bộ luật Hình sự năm 2015.
Tại phiên tòa, có 11 luật sư tham gia bào chữa cho 3 bị cáo, trong đó bị cáo Nguyễn Đức Chung có 5 luật sư bào chữa, 2 bị cáo còn lại mỗi bị cáo có 3 luật sư bào chữa.
Đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội (viết tắt là Công ty Thoát nước Hà Nội) có mặt tại phiên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự. Ngoài ra, còn có mặt một số người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan gồm: đại diện UBND thành phố Hà Nội, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Arktic, ông Bùi Ngọc Uyên (Giám đốc Xí nghiệp Quản lý các nhà máy xử lý nước thải - trực thuộc Công ty Thoát nước Hà Nội), ông Trần Trọng Văn (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội)… Bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ bị cáo Nguyễn Đức Chung) xin vắng mặt.
Bị cáo Võ Tiến Hùng (sinh năm 1967, cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) khai báo trước tòa. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Trong phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, bị cáo Nguyễn Đức Chung đã đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập tất cả những người liên quan, có mặt trong buổi làm việc tại Bờ hồ Hoàn Kiếm vào chiều ngày 31/7/2016. Trong đó có ông Nguyễn Thế Hùng (khi đó là Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) và một số cán bộ văn phòng UBND thành phố Hà Nội, cán bộ, nhân viên kỹ thuật của Công ty Thoát nước Hà Nội. Bị cáo Chung cũng đề nghị triệu tập những người liên quan đến việc đề xuất, đàm phán mua chế phẩm Redoxy-3C. Bị cáo Chung còn đề nghị luật sư thay mặt mình cung cấp cho Tòa các bản dịch từ băng ghi âm mà bị cáo cùng các lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội tiếp Tổng Giám đốc Công ty Watch Water (Đức) vào chiều 25/6/2016 tại tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội; văn bản bị cáo Nguyễn Đức Chung thay mặt Ban Cán sự Đảng UBND thành phố ký gửi Thường trực Thành ủy Hà Nội báo cáo kết quả thử nghiệm chế phẩm Redoxy-3C do Công ty Thoát nước Hà Nội thực hiện; văn bản đồng ý của Thường trực Thành ủy ngày 8/12/2016; Nghị quyết số 31 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội về công tác xử lý ô nhiễm môi trường…
Sau đó, luật sư của bị cáo Nguyễn Đức Chung đã đề nghị Hội đồng xét xử triệu tập thêm đại diện UBND phường Trúc Bạch và UBND phường Thành Công, đại diện Văn phòng Thành ủy Hà Nội. Luật sư cho rằng hai phường này liên quan đến đánh giá hiệu quả làm sạch nước hồ trên địa bàn.
Bào chữa cho bị cáo Võ Tiến Hùng, luật sư Trần Hồng Phúc đề nghị Tòa triệu tập bổ sung ông Nguyễn Lê, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội; ông Phạm Công Bình, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội; ông Nguyễn Doãn Toản, cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đại diện Cục Hóa chất Bộ Công Thương... Luật sư Phúc còn đề nghị Hội đồng xét xử thu thập công văn của Cơ quan điều tra gửi UBND thành phố Hà Nội về việc đề nghị xử lý kỷ luật một số lãnh đạo, cán bộ của UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài chính, Sở Xây dựng và Công ty Thoát nước. Ngoài ra, luật sư Trần Hồng Phúc còn xuất trình tại phiên tòa 2 tài liệu mới là công văn của Công ty Thoát nước Hà Nội về nội dung liên quan đến an toàn sức khỏe của người lao động và công văn xác định những đóng góp của bị cáo Võ Tiến Hùng với Công ty.
Hội đồng xét xử đã ghi nhận những ý kiến này của bị cáo và các luật sư bào chữa. Quá trình diễn ra phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ triệu tập thêm nếu xét thấy cần thiết.
Bị cáo Nguyễn Trường Giang (sinh năm 1984, cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic - Công ty Arktic) khai báo trước tòa. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, năm 2016, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác xử lý, cải tạo, khắc phục ô nhiễm nước các sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội bằng cách tìm kiếm các công nghệ tiên tiến phù hợp để xử lý ô nhiễm nước hồ trên địa bàn thành phố. Bị cáo Nguyễn Đức Chung với chức năng, nhiệm vụ là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã lựa chọn công nghệ xử lý nước ô nhiễm của Công ty Watch Water (Cộng hòa Liên bang Đức), tổ chức Đoàn thăm quan, thử nghiệm, đặt hàng sản xuất ra chế phẩm Redoxy - 3C để sử dụng vào việc xử lý ô nhiễm nước tại thành phố Hà Nội (trên bao bì ghi Sản phẩm thiết kế đặc biệt theo đơn đặt hàng của UBND thành phố Hà Nội). Sau đó, bị cáo Nguyễn Đức Chung chỉ đạo Võ Tiến Hùng (lúc đó là Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội - doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do UBND thành phố Hà Nội thành lập, là đơn vị có chức năng xử lý ô nhiễm nước hồ) mua chế phẩm Redoxy - 3C thông qua Công ty Arktic (Công ty trung gian do Nguyễn Trường Giang làm Giám đốc) là công ty gia đình, với động cơ vụ lợi gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước với tổng giá trị thiệt hại là hơn 36 tỷ đồng.
Cụ thể, theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Đức Chung, Công ty Arktic được độc quyền phân phối chế phẩm Redoxy. Từ năm 2016 đến 2019, công ty này đã ký 15 hợp đồng bán tổng cộng 489 tấn chế phẩm làm sạch nước cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội. Công ty Arktic mua lượng chế phẩm này từ hãng Watch Water với giá 115 tỷ đồng sau đó bán lại với giá 151 tỷ đồng, hưởng lợi 36 tỷ đồng.
Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày.
Theo Baotintuc.vn
(HBĐT) - Ngày 7/12, Toà án nhân dân (TAND) tỉnh đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Đặng Văn Dương (SN 1985), trú tại xóm Thầm Luông, xã Đoàn Kết (Đà Bắc) về tội giết người.
Ông Lê Quang Hào và Nguyễn Mạnh Hùng, hai cựu phó tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC), bị phạt lần lượt 6 và 7 năm tù.
(HBĐT) - Ngày 6/12, Sở GTVT tổ chức hội nghị diễn tập vận hành cơ chế phương án phòng, chống khủng bố (PCKB) năm 2021. Dự và chỉ đạo có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) PCKB tỉnh cùng các thành viên trong BCĐ PCKB tỉnh.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Phú Thọ đã thi hành kỷ luật 4 cán bộ công an liên quan đến vụ Phan Sào Nam.
(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), trong đó, riêng dân tộc Mường chiếm trên 85% dân số. Những năm qua, huyện đạt nhiều thành tựu trong phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN. Tuy nhiên, UBND huyện đánh giá, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường nên tình hình vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Trình độ dân trí không đồng đều; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Chính vì vậy, việc trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho ĐBDTTS được huyện quan tâm.
Tối 5/12, Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên cho biết: Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tây Trang phối hợp với Phòng phòng, chống ma tuý và tội phạm Bộ đội Biên phòng (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý (Công an tỉnh Điện Biên), Chi cục Hải quan Cửa khẩu quốc tế Tây Trang đấu tranh thành công chuyên án 1121p, bắt giữ một đối tượng người Lào về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý, tang vật thu giữ là 6.000 viên ma tuý tổng hợp.