(HBĐT) - Huyện Tân Lạc có đông đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS), trong đó, riêng dân tộc Mường chiếm trên 85% dân số. Những năm qua, huyện đạt nhiều thành tựu trong phát triển KT-XH, giữ vững QP-AN. Tuy nhiên, UBND huyện đánh giá, do tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường nên tình hình vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng. Trình độ dân trí không đồng đều; nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế. Chính vì vậy, việc trang bị, nâng cao kiến thức pháp luật cho ĐBDTTS được huyện quan tâm.


Những năm qua, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp xây dựng nhóm nòng cốt thực hiện tuyên truyền pháp luật ở xã Nhân Mỹ (Tân Lạc), góp phần giải quyết những vướng mắc ở cơ sở.

Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là khâu quan trọng hàng đầu, là cầu nối giữa xây dựng và thực thi pháp luật nên hàng năm, UBND huyện đều ban hành kế hoạch công tác PBGDPL; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Đồng thời, ban hành các kế hoạch chuyên đề nhằm tăng cường triển khai các nhiệm vụ trọng tâm hoặc các chương trình, đề án như: Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021; kế hoạch thực hiện các đề án: "Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2017-2021", "Tăng cường công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên"... Ngoài ra, UBND huyện ban hành các văn bản, quan tâm chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, văn bản, chính sách pháp luật mới, vấn đề dư luận xã hội quan tâm.

Để mang lại hiệu quả thiết thực, huyện đã tiến hành khảo sát thông qua phát phiếu đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân tại các địa bàn trọng điểm. Các xã tổng hợp, đánh giá nhu cầu PBGDPL thông qua thực trạng chấp hành pháp luật của người dân và nắm bắt thông tin tại các cuộc họp xóm. Qua đó, giúp hoạt động PBGDPL bám sát thực tiễn, phù hợp với đối tượng, đặc điểm tình hình của địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật.

5 năm qua, thông qua các hội nghị, hội thi, các phòng, ban, ngành, xã, thị trấn đã thực hiện trên 2.100 cuộc tuyên truyền pháp luật cho hơn 174.000 lượt người, trong đó, ĐBDTTS khoảng 150.000 lượt người. Nội dung tuyên truyền, phổ biến tập trung vào Bộ luật Hình sự, Dân sự, các Luật: Trẻ em, Bình đẳng giới, Hôn nhân và gia đình, Đất đai, Giao thông đường bộ, Tiếp cận thông tin... và các chính sách đối với ĐBDTTS. Tại các buổi tuyên truyền pháp luật đã cấp phát miễn phí trên 26.700 bộ tài liệu, kết hợp tuyên truyền các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Qua đó góp phần trang bị cho ĐBDTTS kiến thức pháp luật cơ bản để tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đồng chí Bùi Thị Hằng, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Huyện đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho người có uy tín trong ĐBDTTS với nội dung chủ yếu về các Luật: BHXH, BHYT, Đất đai, Hôn nhân và gia đình... để từ đó phát huy vai trò người có uy tín trong công tác giữ gìn ANTT ở cơ sở; tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các phong trào, cuộc vận động, nhất là phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Những năm qua, huyện cũng đẩy mạnh PBGDPL thông qua công tác hòa giải ở cơ sở, khai thác tủ sách pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ (CLB) pháp luật. Theo đó, các xã, thị trấn đều có tủ sách pháp luật đặt tại bộ phận "một cửa", hội trường hay Trung tâm học tập cộng đồng với 4 bộ phận sách theo quy định. Toàn huyện củng cố, duy trì 24 CLB pháp luật có gần 500 thành viên, với các loại hình CLB phụ nữ, nông dân, thanh niên với pháp luật. Các CLB đã tổ chức hàng trăm cuộc sinh hoạt với hàng nghìn lượt thành viên tham gia.

UBND huyện đánh giá, với việc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp về PBGDPL cho người nghèo, ĐBDTTS gắn với thực hiện chính sách dân tộc đã góp phần giữ vững ANCT - TTATXH, từng bước hạn chế, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn...

Thu Hiền


Các tin khác


Phiên tòa trực tuyến rút kinh nghiệm vụ án dân sự sơ thẩm “Huỷ giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất”

(HBĐT) - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) thành phố Hoà Bình vừa phối hợp Tòa án nhân dân (TAND) cùng cấp tổ chức phiên tòa trực tuyến xét xử sơ thẩm vụ án dân sự rút kinh nghiệm đến 10 điểm cầu VKSND các huyện, thành phố về "Huỷ giao dịch tặng cho quyền sử dụng đất”, giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Th, phường Phương Lâm, thành phố Hòa Bình. Bị đơn bà Nguyễn Thị Hải Nh và bà Đinh Thị D phường Trung Minh, thành phố Hòa Bình;

Đổi mới trong công tác giám định tư pháp

(HBĐT) - Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về giám định tư pháp (GĐTP) trên địa bàn tỉnh có bước đổi mới quan trọng, góp phần hỗ trợ tích cực cho hoạt động tố tụng, giúp các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án chính xác, khách quan, đúng luật. Đồng thời góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, thúc đẩy cải cách tư pháp và phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Huyện Đà Bắc: Thực hiện tốt công tác kiểm sát tố giác, tin báo tội phạm

(HBĐT) - Trong những năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện Đà Bắc luôn chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo (TG, TB) về tội phạm và kiến nghị khởi tố, góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố (THQCT), kiểm sát hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thuê đất, xây dựng không phép rồi chuyển nhượng trái luật

Thuê hàng chục nghìn mét vuông đất "vàng” tại trung tâm TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) để lập dự án khu du lịch và dịch vụ - vườn hoa cây cảnh, nhưng Công ty cổ phần Thanh Út (Công ty Thanh Út) lại chuyển nhượng đất và tài sản gắn liền trên đất cho một tổ chức và 20 cá nhân sai quy định. Không những thế, công ty này còn xây dựng 15 hạng mục công trình không có giấy phép xây dựng, không có giấy chứng nhận đầu tư... Điều đáng nói là UBND thành phố Hòa Bình và các sở, ngành liên quan lại tham mưu, ban hành các văn bản, quyết định thiếu căn cứ khiến cho vụ việc kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.

Phòng ngừa, kiềm chế tội phạm từ cơ sở

(HBĐT) - Theo thống kê, tính từ đầu năm đến hết tháng 10, toàn tỉnh xảy ra 716 vụ phạm pháp hình sự, so với cùng kỳ năm 2020 giảm 56 vụ, bằng 7,25%. Theo Đại tá Trương Quang Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh: Có được kết quả đó, trong năm 2021, lực lượng Công an toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm ngay từ cơ sở; phát huy tốt vai trò của lực lượng Công an xã chính quy gắn công tác phòng ngừa nghiệp vụ với phòng ngừa xã hội; làm tốt công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL), nâng cao ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm trong Nhân dân.

Xã Ân Nghĩa: Giữ vững tiêu chí "An toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên"

(HBĐT) - Xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) có 2.017 hộ, 9.085 nhân khẩu, chia làm 18 xóm. Địa bàn rộng, đông dân cư gây khó khăn cho công tác quản lý. Do đó, thời gian qua, công tác bảo đảm ANTT luôn được Đảng bộ, chính quyền và lực lượng Công an xã quan tâm, chú trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục