(HBĐT) - "Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo trên không gian mạng (KGM)”. Đó là cảnh báo nghiêm túc của các cơ quan chức năng trước thực tế tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản (LĐCĐTS) trên KGM có những diễn biến phức tạp.


TAND TP Hòa Bình xét xử đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức trực tuyến tại điểm cầu TAND thành phố và Trại tạm giam Công an tỉnh An Giang.

Ai cũng có thể "sập bẫy”

Mới đây, ngày 7/9, Tòa án nhân dân (TAND) TP Hòa Bình tổ chức thành công phiên tòa trực tuyến, xét xử đối tượng Nguyễn Quốc Huy (SN 1995), trú tại ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới (An Giang) về tội LĐCĐTS theo Điều 174, Bộ luật Hình sự. Theo đó, trong quá trình sử dụng các trang mạng xã hội (MXH) trên internet, nhận thấy nhiều người có nhu cầu mua bán hàng online, thanh toán tiền bằng hình thức chuyển khoản mà không gặp nhau trực tiếp, Huy đã nảy sinh ý định thực hiện hành vi LĐCĐTS. Từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, Huy đã thực hiện trót lọt hàng chục vụ LĐCĐTS của hàng chục người với số tiền chiếm đoạt lên tới cả tỷ đồng. Trong đó có anh Tạ Văn T., trú tại phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) bị Huy lừa đảo, chiếm đoạt 75 triệu đồng.

Ngoài vụ việc trên, thời gian qua, các cơ quan chức năng của tỉnh đã đấu tranh, bắt giữ, xử lý nhiều đối tượng có hành vi LĐCĐTS thông qua mạng internet và các trang MXH. Điển hình như vụ Tạ Thị Suối Vân (SN 1992), trú tại xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) dùng thủ đoạn gian dối lừa bán hoa phong lan đột biến giả để chiếm đoạt hàng tỷ đồng; Lê Thị Kim Hoàn (SN 1989), trú tại 156A Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè (TP Hồ Chí Minh) cùng đồng bọn thực hiện hành vi LĐCĐTS thông qua mạng ineternet của hàng chục người số tiền hàng tỷ đồng; trong đó có 1 nạn nhân ở TP Hòa Bình "sập bẫy” với số tiền bị chiếm đoạt gần 1,5 tỷ đồng. Hay trường hợp của Đỗ Thị T.U, trú tại tổ 6, phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) đặt mua 1.200 que test Covid-19 với tài khoản facebook LeeMy. Sau khi U. chuyển 51 triệu đồng đến tài khoản của đối tượng thì không nhận được hàng và không liên hệ được với người bán; vụ Nguyễn Hồng H., trú tại phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) và Nguyễn Tùng L., trú tại quận Long Biên (TP Hà Nội) bị đối tượng có tài khoản facebook, zalo "Huệ Phạm” lừa đảo chiếm đoạt hơn 2 tỷ đồng bằng hình thức chuyển tiền để xin việc, lấy hàng và làm ăn; vụ Bùi Ngọc D., trú tại tổ 9, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) "sập bẫy”, bị lừa đảo chiếm đoạt 343,6 triệu đồng dưới hình thức làm cộng tác viên trên mạng từ ngày 20 - 23/3/2022; ngày 1/4, chị Nguyễn Thị T. trú tại tổ 1, phường Đồng Tiến bị lừa đảo chiếm đoạt 160 triệu đồng dưới hình thức giả đầu tư chứng khoán online...

"Cẩm nang” để tránh sập bẫy tội phạm lừa đảo

Theo thống kê, từ đầu năm đến tháng 9/2022, toàn tỉnh xảy ra 32 vụ LĐCĐTS; trong đó, 6 tháng đầu năm xảy ra 17 vụ; riêng trong tháng 7 xảy ra 10 vụ, tháng 8 xảy ra 5 vụ. Nhiều vụ đối tượng thực hiện hành vi LĐCĐTS trên KGM. Thực tế trên cho thấy hành vi LĐCĐTS trên KGM ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp. 

Theo Trung tá Đặng Việt Hùng, Đội trưởng Đội Chuyên đề nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), việc đấu tranh, làm rõ các đối tượng LĐCĐTS trên KGM gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Do các đối tượng thường mua, mượn, sử dụng thông tin của người khác để thực hiện hành vi phạm tội. Trong khi người có thông tin tài khoản cũng không biết rõ nhân thân, lai lịch và hành vi của đối tượng. Thế nên, để phòng ngừa, ngăn chặn, trước hết người dân phải chủ động nâng cao ý thức cảnh giác, không nghe, không tin những thông tin các đối tượng đưa ra.

Từ thực tế trên, thời gian qua, lực lượng chức năng Công an tỉnh, Công an các địa phương đã đưa ra nhiều thông báo, cảnh báo lưu ý người dân về thủ đoạn LĐCĐTS trên MXH. Theo đó, "cẩm nang” để phòng tránh "bẫy” của tội phạm LĐCĐTS, đó là mỗi người dân phải tự nâng cao ý thức cảnh giác phòng ngừa. Đặc biệt lưu ý không thực hiện các giao dịch chuyển tiền cho người lạ, không quen biết, không thực hiện theo các yêu cầu của đối tượng, không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, mã OTP trong giao dịch ngân hàng trên điện thoại thông minh cho người khác. Nhất là với những cuộc điện thoại có đầu số lạ từ nước ngoài hoặc những thông tin mập mờ, chưa rõ ràng... "Hiện nay, ngoài việc tăng cường nắm tình hình, nâng cao hiệu quả đấu tranh, Phòng Cảnh sát hình sự tích cực phối hợp cơ quan chức năng, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm nói chung, tội phạm LĐCĐTS nói riêng, nhất là phương thức, thủ đoạn của LĐCĐTS trên KGM để người dân biết, tự phòng tránh là chính. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống loại tội phạm này” - Trung tá Đặng Việt Hùng nhấn mạnh. 


 Mạnh Hùng

Các tin khác


Lời cảnh tỉnh cho những người thích "việc nhẹ lương cao"

Không có trình độ, nghề nghiệp ổn định, nhiều lao động trong nước đã nhẹ dạ, cả tin vào lời quảng cáo làm việc tại Campuchia với mức thu nhập "khủng” từ 500 USD đến hơn 1.000 USD mỗi tháng. Nhiều người đã tìm cách xuất cảnh trái phép sang nước bạn rồi trở thành nạn nhân của trò lừa mua bán lao động "chui" trên đất khách.

Tử hình đối tượng tham ô hơn 228 tỷ đồng của doanh nghiệp

Sau hơn 1 tuần xét xử sơ thẩm, ngày 30/9, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã tuyên án bị cáo liên quan vụ án tham ô hơn 228 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pilmico Việt Nam (xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp).

“Mềm hóa” cách tuyên truyền, nâng cao ý thức tham gia giao thông

(HBĐT) - Tâm huyết, sáng tạo trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh từng bước nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) cho người dân.

Thiết thực công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc

(HBĐT) - Từ thực tế nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế, những năm qua, hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trong tỉnh được triển khai đồng bộ, thiết thực, có hiệu quả. Nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phù hợp với nhận thức của ĐBDTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Thị trấn Mãn Đức: Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực cư trú

(HBĐT) - Thực hiện Đề án 06/CP của Chính phủ, thời gian qua, quá trình triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đối với lĩnh vực đăng ký cư trú, Công an thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như: Tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương trang bị, cấp máy móc, phương tiện phục vụ yêu cầu công tác; chủ động bố trí nhân lực đảm bảo hiệu quả công tác; tuyên truyền sâu rộng về tiện ích của DVCTT và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân.

Bộ Công an chỉ đạo xử lý nghiêm minh vụ bạo lực hai thiếu niên

Chiều 29/9, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an tỉnh Sóc Trăng làm rõ, xử lý nghiêm việc một số cán bộ Công an thị xã Vĩnh Châu vi phạm nghiêm trọng quy trình công tác và vi phạm lễ tiết trong khi thi hành công vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục