5. Hình thức và biện pháp quản lý, bảo vệ biên giới
Các hình thức quản lý, bảo vệ biên giới và thẩm quyền quyết định chuyển đổi các hình thức này được quy định tại Điều 19, bao gồm:
- Quản lý, bảo vệ biên giới thường xuyên được áp dụng trong trường hợp tình hình chủ quyền, lãnh thổ, ANTT, an toàn xã hội ở khu vực biên giới ổn định;
- Quản lý, bảo vệ biên giới tăng cường được áp dụng khi có sự kiện quan trọng diễn ra; tình hình an ninh diễn biến bất ổn; xảy ra thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hai bên biên giới; hoặc đang tiến hành hoạt động truy bắt tội phạm mà đối tượng phạm tội có thể vượt qua biên giới; khi lực lượng bảo vệ biên giới nước có chung đường biên giới đề nghị. Tư lệnh Biên phòng quyết định chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới từ thường xuyên lên tăng cường, đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
- Quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh, thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng. Việc chuyển hình thức quản lý, bảo vệ biên giới trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm, tình trạng chiến tranh sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.
6. Bảo đảm và chế độ, chính sách về biên phòng
Nội dung Chương IV, Luật Biên phòng Việt Nam tập trung vào các quy định bảo đảm các vấn đề về nguồn nhân lực, tài chính, tài sản để phục vụ các vấn đề về biên phòng và một số đối tượng ưu tiên, cụ thể như sau:
- Bảm đảm nguồn nhân lực: Nhà nước có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng; ưu tiên cư dân ở khu vực biên giới. Cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) được đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng các kiến thức và nghiệp vụ cần thiết phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Nhà nước cũng ưu tiên, khuyến khích người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới, người có tài năng phục vụ lâu dài trong BĐBP.
- Bảo đảm nguồn lực tài chính: Nhà nước bảo đảm ngân sách và huy động các nguồn lực tài chính cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình biên giới, cửa khẩu và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách thực thi nhiệm vụ biên phòng.
- Bảo đảm tài sản: Nhà nước bảo đảm tài sản cho nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; ưu tiên các cơ quan, đơn vị ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ở khu vực biên giới.
Tuỳ theo tính chất công tác và địa bàn hoạt động, lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng ở khu vực biên giới và cán bộ, chiến sỹ BĐBP được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
7. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức về biên phòng
Chương V, Luật Biên phòng        Việt Nam quy định về trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan ngang bộ, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, HĐND, UBND các cấp đối với hoạt động thực thi nhiệm vụ biên phòng. Thông qua việc quy định cụ thể trách nhiệm riêng cho từng cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Luật cũng chỉ rõ các cơ quan, tổ chức cần phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh tổng hợp "nền biên phòng toàn dân”, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, quản lý và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Luật Biên phòng Việt Nam ra đời đã cụ thể hóa Nghị quyết số 33/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia; khắc phục hạn chế, hoàn thiện cơ chế, chính sách để xây dựng, quản lý, phù hợp với thực tiễn và phù hợp với pháp luật quốc tế.

Minh Phượng (TH)
(Sở Tư pháp)


Các tin khác


Giả mạo tin nhắn ngân hàng để lừa đảo tăng cao dịp cuối năm

Càng về cuối năm, tin nhắn giả mạo thương hiệu các ngân hàng liên tục được gửi đến nhiều người nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dù các ngân hàng liên tục gửi thông báo khuyến cáo đến khách hàng, nhưng nhiều người vẫn bị mắc bẫy do hành vi lừa đảo quá tinh vi.

Chiến công nối tiếp chiến công

(HBĐT) - Thực hiện mệnh lệnh tấn công trấn áp tội phạm của Giám đốc Công an tỉnh, Công an các huyện, thành phố và các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh đã đồng loạt phối hợp ra quân, triển khai quyết liệt các phương án trấn áp tội phạm, phòng chống tai tệ nạn xã hội; thường xuyên tuần tra, kiểm soát địa bàn, nhất là vào ban đêm tại những địa bàn phức tạp về ANTT, góp phần làm trong sạch địa bàn, đảm bảo ANTT - TTATXH.

Vận động thu hồi 278 khẩu súng các loại

(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, từ đầu năm đến tháng 12/2022, lực lượng chức năng Công an tỉnh và Công an các địa phương đã vận động người dân tự giác giao nộp và thu hồi được 278 khẩu súng các loại, gồm 12 khẩu súng hơi, 266 khẩu súng tự chế.

Khám phá trên 80% số vụ tội phạm về trật tự xã hội

(HBĐT) - Từ đầu năm đến tháng 12/2022, lực lượng chức năng toàn tỉnh đã điều tra, khám phá 328/408 vụ tội phạm về trật tự xã hội (đạt 80,39%), làm rõ 683 đối tượng, thu hồi tài sản trị giá 16,621 tỷ đồng.

24 tháng tù cho bị cáo về tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

(HBĐT) - Ngày 16/12, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Bùi Văn Hùng (SN 1978), thường trú tại xã Thu Phong (Cao Phong) về tội "giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.

Quyết liệt triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông

(HBĐT) - Dù lực lượng chức năng và chính quyền các cấp đã tập trung thực hiện các giải pháp để đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT). Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông (TNGT) vẫn diễn biến phức tạp. Tính từ trung tuần tháng 12/2021 đến trung tuần tháng 10/2022, trên địa bàn tỉnh xảy ra 67 vụ TNGT, làm chết 51 người, bị thương 52 người, so với cùng kỳ tăng 4 vụ, tăng 5 người chết và 7 người bị thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục