Ngày 16/1, Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6/2023.
Phiên tòa xét xử lưu động tại tổ dân phố 11, phường Ea Tam, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 10 ngày.
Hội đồng xét xử khai mạc phiên tòa. Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Hội đồng xét xử có 5 người, gồm 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Duy Hữu làm Chủ tọa phiên tòa. Bốn kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân tỉnh Đắk Lắk được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử. Phiên tòa có 19 luật sư, trợ giúp viên pháp lý bào chữa đăng ký tham gia phiên tòa. Tòa còn triệu tập nhiều tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới phiên tòa.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN
Thẩm phán Nguyễn Duy Hữu, Chủ tọa phiên tòa đã đọc Quyết định số 04/2024/QĐXXST-HS ngày 3/1/2024 về việc đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tòa án nhân dân tỉnh Đắk Lắk đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với 100 bị cáo. Trong đó, có 53 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk truy tố về tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Hình sự; có 26 bị cáo bị truy tố về tội "Khủng bố”, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự; có 18 bị cáo bị truy tố về tội "Khủng bố”, quy định tại các điểm a, b khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự. Bị cáo Y Nit Niê bị truy tố về tội "Khủng bố” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự. Bị cáo Lê Văn Nghĩa bị truy tố về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép”, quy định tại khoản 1 Điều 348 Bộ luật Hình sự. Bị cáo Y Cing Byă bị truy tố về tội "Che giấu tội phạm” quy định tại điểm a khoản 1 Điều 389 Bộ luật Hình sự. Trong đó, có 6 bị cáo bị xét xử vắng mặt về tội "Khủng bố”.
Trước đó, như TTXVN đã đưa tin, vào rạng sáng ngày 11/6, đã diễn ra vụ việc tấn công khủng bố tại trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm 4 chiến sỹ Công an và 2 cán bộ xã hy sinh, 2 chiến sỹ Công an bị thương và 3 người dân tử vong.
Theo Baotintuc.vn
Với việc phòng ngừa tội phạm đạt hiệu quả cao, trong 10 năm qua, xã Vân Sơn (Tân Lạc) hầu như không phát sinh tội phạm. Từ kết quả đó, Vân Sơn được chọn là mô hình điểm của huyện về "Xã đảm bảo bình yên”, có sức lan tỏa trong toàn tỉnh.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. Trong năm 2023, các đơn vị chức năng Công an tỉnh và Công an các địa phương đã phát hiện 7 vụ, 10 đối tượng vi phạm các quy định của pháp luật về môi trường, so với năm 2022 tăng 5 vụ, gồm: 1 vụ, 1 đối tượng phạm tội hủy hoại rừng tại huyện Đà Bắc; 6 vụ, 9 đối tượng vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm tại thành phố Hòa Bình, các huyện: Lạc Sơn, Mai Châu, Yên Thủy.
Theo thống kê, trong năm 2023 toàn tỉnh xảy ra và phát hiện 422 vụ tội phạm về trật tự xã hội, so với năm 2022 giảm 21 vụ, bằng 4,54%; hậu quả làm 3 người chết, 125 người bị thương, tài sản thiệt hại ước tính 23,7 tỷ đồng.
Ngày 12/1, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (SN 1998), trú tại tổ 7, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai (Hà Nội) bị Toà án nhân dân thành phố Hòa Bình xét xử và tuyên phạt 9 năm tù cho 2 tội danh "tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” và "tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Mặc dù các cơ quan chức năng liên tục đưa ra những cảnh báo nghiêm khắc, tuy nhiên tình trạng mua bán, tàng trữ, kinh doanh pháo trái phép trong dịp Tết Nguyên đán 2024 trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp...
Tối 11/1, lãnh đạo Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, trong ngày đầu ra quân cao điểm dịp Tết Nguyên đán, CSGT toàn quốc xử lý 2.393 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.