Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Tân Lạc tập trung quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản (TNKS) hiệu quả. Hoạt động khai thác, quản lý, bảo vệ TNKS đi vào nền nếp.
UBND xã Vân Sơn (Tân Lạc) làm tốt công tác bảo vệ khu vực phát hiện có quặng vàng nhằm ngăn chặn hành vi khai thác trái phép.
Như tại xã Vân Sơn, đồng chí Hà Văn Hà, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Là địa bàn có điểm quặng vàng, thời gian qua, nhiều người ở địa phương khác đến "nhòm ngó”, thậm chí một số đối tượng lén lút tổ chức khai thác ở những khu vực vắng người, cách xa khu dân cư. Tuy nhiên, do quán triệt và làm tốt công tác quản lý địa bàn nên hầu hết các vụ việc khai thác khoáng sản (KTKS) trái phép của người dân địa phương cũng như người ở nơi khác đến đều bị phát hiện, đẩy đuổi kịp thời.
Không riêng ở Vân Sơn mà hầu khắp các xã, thị trấn trong huyện nhờ làm tốt công tác quản lý địa bàn, bảo vệ TNKS chưa khai thác hoặc chưa được cấp phép khai thác nên không để xảy ra tình trạng KTKS trái phép, gây ảnh hưởng, tác động đến môi trường và đời sống người dân, cũng như ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội. Theo đồng chí Đinh Duy Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, để đạt được kết quả trên, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Chú trọng tuyên truyền người dân không bán, cho thuê, sử dụng đất phục vụ KTKS trái phép, không sử dụng phương tiện, thiết bị máy móc chuyên dùng để KTKS trái phép. Nhờ vậy đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn huyện.
Theo kết quả đánh giá, thăm dò, TNKS trên địa bàn huyện chủ yếu là đồng, sắt, chì, kẽm, than đá và khoáng sản làm vật liệu xây dựng (VLXD). Tuy nhiên, quy mô, trữ lượng không nhiều. Hiện toàn huyện mới có 3 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động KTKS, gồm 2 doanh nghiệp khai thác đá làm VLXD thông thường tại thị trấn Mãn Đức và 1 đơn vị khai thác than tại xã Nhân Mỹ và Lỗ Sơn. Trong đó, Công ty TNHH xây dựng thương mại Hùng Mạnh được UBND tỉnh cấp phép KTKS theo Quyết định số 152/QĐ-UBND, ngày 15/12/2010, diện tích khai thác 4,9ha tại khu Mường Đầm, thị trấn Mãn Đức, công suất khai thác 40.000m3/năm; Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phát Đạt được UBND tỉnh cấp phép KTKS theo Quyết định số 129/QĐ-UBND, ngày 5/12/2016, diện tích khai thác 6,67ha tại khu Mường Cộng, thị trấn Mãn Đức, công suất khai thác 45.000m3/năm; Công ty TNHH Tân Sơn được UBND tỉnh cấp Giấy phép KTKS số 09/GP-UBND, ngày 24/1/2018, diện tích khai thác 1,3ha tại xã Nhân Mỹ và Lỗ Sơn, công suất khai thác 4.000 tấn than/năm.
Các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện đã chú trọng đầu tư công nghệ khai thác, chế biến, làm tăng giá trị khoáng sản, đáp ứng nhu cầu sử dụng tại địa phương. Bên cạnh đó, theo đồng chí Đinh Duy Khải, Phó Chủ tịch UBND huyện, qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, hoạt động KTKS vẫn còn nhiều phức tạp. Các doanh nghiệp KTKS đã được cơ quan chức năng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, về cơ bản chấp hành tốt. Tuy nhiên, việc KTKS đôi khi còn tác động đến môi trường xung quanh. Đặc biệt là môi trường không khí khi việc nổ mìn khai thác và sản xuất VLXD phát tán bụi, khí thải ra môi trường. Cá biệt, có doanh nghiệp còn bị xử lý vi phạm hành chính. Như năm 2022, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam ban hành Quyết định số 325/QĐ-XPHC, ngày 19/5/2022 cảnh cáo đối với Công ty TNHH Tân Sơn về hành vi không lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan; năm 2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 594/QĐ-XPHC, ngày 30/3/2023 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty cổ phần xây dựng thương mại Phát Đạt 365 triệu đồng vì chưa lập, trình thẩm định thiết kế mỏ theo quy định, khai thác vượt 10% một trong các thông số của hệ thống khai thác, gồm chiều cao tầng, góc nghiêng sườn tầng...
Từ thực tế đó, để tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước về KTKS, "UBND huyện đã phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn kỹ thuật, hạ tầng trong hoạt động khoáng sản. Chủ động giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; phát hiện, ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác trái quy định nhằm thực hiện tốt nhất phương châm quản lý nghiêm, bảo vệ chặt chẽ TNKS trên địa bàn huyện”, đồng chí Đinh Duy Khải nhấn mạnh.
Mạnh Hùng
Thành phố Hòa Bình là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh, có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, song cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề về an ninh trật tự, nhất là tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật có diễn biến phức tạp.
Ngày 26/3, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 64/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên (HS-SV) trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường quan trọng thúc đẩy giao thương của tỉnh. Tuy nhiên trên tuyến đường này có nhiều đoạn nằm trong khu vực dân cư, mặt đường hẹp, khu vực giao cắt, đặc biệt một bộ phận người tham gia giao thông chưa có ý thức chấp hành các quy định đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), người điều khiển phương tiện lấn làn, vượt ẩu, vi phạm quy định về tốc độ… là nguyên nhân gây tai nạn giao thông (TNGT).
Thông tin từ Công an huyện Đà Bắc cho biết, đơn vị vừa điều tra, làm rõ và ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Tuấn Hưng (SN 1989), trú tại tổ 2, khu 8, thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) về hành vi "Trộm cắp tài sản”.