Theo thông tin từ Công an huyện Lương Sơn, ngày 5/6, người dân phát hiện tại khu vực suối Khoang Hàng, thôn Đồng Bon, xã Cao Dương 1 thi thể nam giới nổi trên mặt nước. Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng đã xác định nguyên nhân tử vong của nạn nhân do điện giật khi sử dụng xung kích điện đánh bắt cá.


Người dân lén lút sử dụng xung kích điện đánh bắt cá tại khu vực suối đổ ra sông Bôi thuộc xóm Đồng Hòa 2, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi).


"Ăn của trời”... rơi nước mắt

Nạn nhân được xác định là Hà Công Hiệu (SN 1987), trú tại xóm Đình, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Theo người dân địa phương, thời gian qua, tại xã Cao Dương và các xã lân cận có mưa, mực nước các suối dâng lên. Một số người ngoài địa bàn men theo các suối để đánh bắt cá. Trong đó, một số người lén lút sử dụng kích điện như trường hợp Hà Công Hiệu. Đáng nói trong quá trình sử dụng kích điện, do bất cẩn nạn nhân đã bị điện giật tử vong. Tại hiện trường, ngoài các vật dụng thông thường, cơ quan chức năng phát hiện 1 chiếc thuyền sắt, bộ dụng cụ đánh bắt cá và 1 bộ phát xung kích điện có khả năng phát ra năng lượng điện gây chết người. Qua khám nghiệm, cơ quan chuyên môn xác định từ dòng điện nguồn ắc quy thông thường khi đi qua bộ kích điện có thể tăng lên hàng trăm, hàng nghìn vonte. Với mức độ này, dòng điện có thể gây nguy hiểm cho con người, các loại vật nuôi.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên bị điện giật tử vong khi sử dụng kích điện để đánh bắt cá trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê của lực lượng chức năng, liên tục từ năm 2015 đến năm 2020, tình trạng đánh bắt cá bằng kích điện là vấn đề nổi cộm, nhức nhối. Trong đó, địa phương nhiều người chết vì điện giật khi đánh bắt cá bằng kích điện nhất là xã Vầy Nưa (Đà Bắc) với khoảng 10 trường hợp. Với 6/8 xóm giáp hồ Hòa Bình, xã có trên 1.600 ha diện tích mặt nước. Phần lớn các hộ dân lấy việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên vùng hồ làm sinh kế. Thời điểm cao nhất, hầu hết các xóm giáp vùng hồ đều có người sử dụng kích điện để đánh bắt cá. Với thực tế đó, việc xảy ra các vụ tai nạn chết người do điện giật là khó tránh khỏi. Hầu hết các nạn nhân đều trong độ tuổi lao động, trụ cột gia đình như: Bùi Văn A (SN 1996), Đinh Công N (SN 1976), Đinh Công Q (SN 1990) ở xóm Săng Bờ; Nguyễn Văn Ch (SN 1997) ở xóm Nưa...

 Nhiều người còn bất chấp nguy hiểm, cố tình vi phạm   

Mặc dù nguy hiểm nhưng thực tế vẫn còn nhiều người bất chấp, lén lút sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản. Trong quá trình nắm thông tin về tình trạng này, phóng viên nhiều lần phát hiện, thậm chí mục kích rõ các đối tượng dùng kích điện đánh bắt cá trên các sông, suối. Trong đó, đáng kể nhất là trên sông Đà. Lợi dụng khu vực hạ lưu thuộc thành phố Hòa Bình là tuyến đường thủy tiếp giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ, nhiều trường hợp đã đi thuyền máy lên để đánh bắt thủy sản. Nhiều trường hợp lợi dụng địa hình sông nước lén lút sử dụng kích điện, nhất là vào giữa trưa hoặc đêm tối, trời mưa khi vắng bóng lực lượng chức năng. Không chỉ vậy, theo nguồn tin riêng của phóng viên, nhiều gia đình làm nghề đánh bắt thủy sản ở các làng chài khu vực hạ lưu sông Đà mua, tàng trữ, thậm chí cũng lén lút sử dụng kích điện khai thác thủy sản trái phép trên lưu vực sông.


Tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông đường thủy, Công an tỉnh bắt giữ tang vật đánh bắt thủy sản trái phép của ông Nguyễn Văn Tiến, trú tại xã Lương Nha, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt quả tang nhiều trường hợp tàng trữ, sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản. Đơn cử như vụ bắt quả tang 5 đối tượng: Nguyễn Văn Ngọc (SN 1980), Nguyễn Xuân Đạt (SN 1984) cùng trú phường Thái Bình (TP Hòa Bình); Xa Văn Tú (SN 1993), Bùi Văn Bứng (SN 1984), Xa Văn Nhất (SN 1983) cùng trú tại xã Vầy Nưa (Đà Bắc) sử dụng kích điện để đánh bắt cá tại khu vực Km 14+500 trên tuyến hồ Hoà Bình thuộc xã Vầy Nưa. Lực lượng chức năng đã thu giữ 4 bộ kích điện, 4 bình ắc quy các loại cùng toàn bộ công cụ liên quan. Trước đó, Công an huyện Đà Bắc phối hợp phát hiện, bắt quả tang 3 đối tượng: Xa Văn Hoàng (SN 1990), Xa Văn Cường (SN1989), Đinh Công Biết (SN 1984) cùng trú tại xóm Săng Bờ, xã Vầy Nưa sử dụng kích điện đánh bắt cá trên hồ Hòa Bình. Tang vật thu giữ gồm 3 thuyền sắt, 3 bình ắc quy, 3 bộ kích điện.

Mới đây, ngày 27/5, trên tuyến đường thủy hạ lưu sông Đà, tại Km 35+800 địa phận xóm Tân Lập, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình), tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phát hiện 1 thuyền dân sinh do ông Nguyễn Văn Tiến (SN 1968) điều khiển, cùng vợ là Đặng Thị Nguyệt (SN 1972), trú tại xã Lương Nha, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tàng trữ công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản trái phép. Tổ công tác đã lập biên bản vi phạm và thu giữ 2 bình ắc quy, 1 bộ kích điện cùng các dụng cụ liên quan bàn giao cho cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Đồng chí Đặng Thị Duyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh cho biết: Việc sử dụng kích điện để đánh bắt thủy sản là hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt và đã bị pháp luật nghiêm cấm. Theo Điều 28, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, ngày 16/5/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng với hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản, trường hợp không sử dụng tàu cá; phạt từ 10 - 15 triệu đồng với hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản. Cơ quan chức năng còn tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ đối với các trường hợp vi phạm. Người dân cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.


Mạnh Hùng

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy đấu tranh với các loại tội phạm

Là lực lượng nòng cốt trong giữ gìn an ninh trật tự (ANTT), Công an huyện Lạc Thuỷ đã chủ động, tích cực tham mưu Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, hệ thống chính trị và người dân tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các loại tội phạm. Trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của nhân dân về các hình thức, thủ đoạn của tội phạm; tăng cường biện pháp nghiệp vụ nhằm đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, mang lại bình yên cho nhân dân.

Ngăn chặn tội phạm chống người thi hành công vụ

Thời gian gần đây, trên cả nước và tỉnh Hoà Bình liên tục xảy ra các vụ chống người thi hành công vụ (CNTHCV), thể hiện sự bất chấp, coi thường pháp luật của đối tượng phạm tội. Đáng chú ý, số vụ CNTHCV là lực lượng Công an cấp xã gia tăng về tính chất, mức độ, phương thức phạm tội, nhiều vụ việc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng đội ngũ công an cơ sở.

Tiêu thụ tài sản trộm cắp cũng phải lĩnh án

Ngày 7/6, Toà án nhân dân tỉnh mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử theo đơn kháng cáo tăng mức bồi thường thiệt hại của ông Kiều Văn Thoại, bị hại trong vụ trộm cắp tài sản xảy ra tại thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy).

Phòng ngừa vi phạm an toàn giao thông trong thanh thiếu niên dịp hè: Phải bắt đầu từ mỗi gia đình

Với nhiều biện pháp quyết liệt của lực lượng chức năng, thời gian qua, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của học sinh, thanh thiếu niên (TTN) trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, bước vào kỳ nghỉ hè, học sinh không phải đến trường, dự báo tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) liên quan đến TTN, học sinh có những diễn biến phức tạp. Do đó, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho học sinh, TTN.

Huyện Lương Sơn: Dùng kích điện bắt cá, người đàn ông bị điện giật tử vong

Trong lúc dùng kích điện để bắt cá tại một con suối ở xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, một người đàn ông không may bị điện giật tử vong.

Công an huyện Mai Châu bắt đối tượng vận chuyển trái phép gần 0,5 kg ma tuý  

Công an huyện Mai Châu cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt 1 đối tượng đang có hành vi vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục