Án có hiệu lực từ năm 2008 nhưng do thiếu lý lẫn tình nên bị người dân ở địa phương ngăn cản, đến nay vẫn chưa thi hành được

Án  phúc thẩm số 406/2008/DSPT ngày 22-10-2008 của TAND Tối cao tại TPHCM buộc ông Diệp Văn Mười Một (ấp Tân Hiệp, xã Nguyễn Huân, huyện Đầm Dơi, Cà Mau) trả lại cho ông Mã Kim Hên cùng các đồng thừa kế 2,4 ha đất ruộng (ông Hên chết năm 2006); buộc ông Mã Kim Tỷ (phường 4, thị xã Vị Thanh, Hậu Giang) trả lại cho ông Diệp Văn Mười Một 1.000 giạ lúa.


Ông Diệp Văn Mười Một khẳng định đất ông mua được cấp sổ đỏ năm 1994


Dừng cưỡng chế vì bị dân phản ứng


Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án Dân sự (THA) tỉnh Cà Mau ra quyết định thi hành án, cho thời gian ông Diệp Văn Mười Một tự nguyện thi hành án là 3 tháng. Hết hạn, ngày 17-9-2009, Cơ quan THA tiến hành thực hiện quyết định cưỡng chế.

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau kiến nghị hủy án

Trước sự bức xúc của người dân địa phương, mới đây, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau đã ra văn bản kiến nghị chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội xem xét kháng nghị theo trình tự, thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án phúc thẩm số 406/2008/DSPT, ngày 22-10-2008 của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM, giữ nguyên bản án sơ thẩm số 55/1997/DSST, ngày 17-3-1997 của TAND tỉnh Cà Mau (công nhận sự chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Mã Kim Tỷ với ông Diệp Văn Mười Một). Lý do: Phần đất mà ông Hên đòi là do Nhà nước cấp cho gia đình ông Tỷ theo Chỉ thị số 57 và 100 của Ban Bí thư Trung ương. Như vậy, căn cứ vào Luật Đất đai năm 2003, Nhà nước không thừa nhận đòi lại đất được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách về đất đai. Do đó, hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Tỷ với ông Một là hoàn toàn hợp pháp và đúng theo trình tự quy định của pháp luật.

Trong lúc cơ quan THA tiến hành đo vẽ, hàng trăm người dân ở xã Nguyễn Huân và nhiều xã lân cận kéo đến phản đối, yêu cầu cơ quan THA cho dừng việc cưỡng chế để ông Một đi khiếu nại. Trước sự phản ứng gay gắt của người dân địa phương, chấp hành viên đành cho dừng việc cưỡng chế, lập biên bản ghi rõ lý do, đồng thời cho ông Một và những người liên quan trong thời hạn 3 tháng để khiếu nại.


Ngay hôm đó, người dân ở xã Nguyễn Huân và nhiều xã khác cùng ký tên vào đơn gửi chánh án TAND Tối cao kiến nghị xem kháng nghị bản án phúc thẩm 406/2008/DSPT của TAND Tối cao tại TPHCM. Lý do bản án thiếu căn cứ pháp lý, không đúng thực tế khách quan tại địa phương.

Trong số này có cả cán bộ, đảng viên đã từng giữ trọng trách ở huyện Đầm Dơi, nay đã nghỉ hưu, như ông Diệp Thanh Hải, nguyên chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi; ông Trương Hồng Vững, nguyên phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi; ông Lâm Quang Bồ, nguyên chánh thanh tra; ông Ngô Bình Quang, nguyên viện trưởng VKSND huyện Đầm Dơi...


Lật lọng


Theo hồ sơ mà chúng tôi có được, vào năm 1979, ông Mã Kim Hên cho con trai là Mã Kim Tỷ 2,4 ha đất trồng lúa. Đến năm 1989, ông Tỷ sang nhượng phần đất này cho ông Diệp Văn Mười Một với giá là 1.000 giạ lúa để về Vị Thanh sống. Ông Một đặt cọc cho ông Tỷ 200 giạ lúa, phần còn lại sẽ nộp sau khi làm xong thủ tục chuyển nhượng.

Lúc đầu, ông Hên không phản đối việc chuyển nhượng này, nhưng sau đó có ý kiến của những người con khác, ông Hên đứng ra ngăn cản. Chính quyền xã Nguyễn Huân phối hợp với gia tộc họ Mã làm cuộc hòa giải. Theo đó, ông Một đồng ý cho ông Hên chuộc lại đất với điều kiện trả gấp đôi số lúa đã đặt cọc trong vòng 20 ngày.

Nếu hết hạn mà ông Hên không đong đủ lúa thì chính quyền địa phương cho ông Tỷ thực hiện việc chuyển nhượng. Nội dung cuộc hòa giải được lập thành văn bản và ông Hên cũng đã ký tên cam kết những điều khoản trong đó.

Mấy lần hết hạn rồi gia hạn, ông Hên vẫn không đong lúa cho ông Một, vì vậy chính quyền xã Nguyễn Huân cho phép ông Một đong tiếp cho ông Tỷ 800 giạ lúa để được quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, sau khi ông Một đã trả đủ lúa cho ông Tỷ, ông Hên nhảy vào chiếm đất, sử dụng trong một thời gian dài, mãi đến năm 1994, chính quyền địa phương mới buộc được ông Hên trả đất cho ông Một. Sau đó, ông Hên khiếu kiện và bị UBND huyện Đầm Dơi và tỉnh Minh Hải lúc bấy giờ bác đơn. Hơn nữa, ông Hên còn bị UBND huyện Đầm Dơi phạt hành chính về hành vi cản trở người khác sử dụng đất.

Nhưng điều bất ngờ là TAND huyện Đầm Dơi lại thụ lý vụ kiện của ông Hên và ngày 8-11-1996 xử buộc ông Một trả đất cho ông Hên. Từ đây, vụ kiện kéo dài trong suốt 12 năm, phải xử đi, xử lại nhiều lần  do cơ quan xét xử các cấp có quan điểm xét xử khác nhau. Ngay cả TAND tỉnh Cà Mau lúc thì bác đơn ông Hên, lúc thì chấp nhận yêu cầu của ông.


Chính quyền cũng không đồng tình


Trở lại bản án phúc thẩm số 406/2008/DSPT của TAND Tối cao, nhiều cán bộ, đảng viên xã Nguyễn Huân đều tỏ thái độ không đồng tình. Theo ông Trần Văn Hổ (đảng viên), bản án căn cứ vào việc không có giấy tờ ông Hên cho đất nên xử buộc ông Tỷ trả đất lại cho cha, về lý là đúng, nhưng thực tế những năm đầu mới giải phóng, người cha chỉ nói miệng là người con được quyền canh tác. Hơn nữa, vào thời điểm năm 1979, ông Hên có quá nhiều đất, nếu không giao bớt cho các con thì chính quyền sẽ cắt giao cho người khác sử dụng theo chủ trương trang trải ruộng đất.


Ông Diệp Thanh Hải nói: “Vào năm 1979, Nhà nước cấp đất cho ông Tỷ theo chủ trương trang trải ruộng đất chớ không phải do ông Hên cho con. Với quan điểm đó, huyện, tỉnh đều bác đơn đòi lại đất của ông Hên. Trong vụ này, ông Hên là người không thực hiện đúng cam kết trong biên bản hòa giải.

Chính vì thế mà người dân và chính quyền địa phương đều không đồng tình với bản án phúc thẩm của TAND Tối cao tại TPHCM”. Ban Pháp chế HĐND tỉnh Cà Mau cũng có văn bản gửi Tỉnh ủy nêu rõ: Đây là bản án khó thực hiện vì nhân dân và chính quyền địa phương không đồng tình.

Việc ông Hên cho con là ông Tỷ 2,4 ha đất là có thật. Do đó, việc sang nhượng giữa ông Tỷ với ông Một là hợp pháp. Ông Trần Hoài Phúc, Phó Cục trưởng Cục THA tỉnh Cà Mau, cho biết ông cũng có nhiều băn khoăn khi triển khai thi hành bản án bởi những lý lẽ mà người dân, cán bộ, đảng viên ở xã Nguyễn Huân đưa ra.

 

 

 

                                                                                  Theo NLĐ

Các tin khác


Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xử phạt hành chính nhóm người tập yoga, chụp ảnh giữa đường

Tối 19/5, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, chiều 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (huyện Kiến Xương, Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Công an xã Kim Bôi: Bám địa bàn, giữ ổn định an ninh trật tự ở cơ sở

Xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi có địa bàn rộng, dân số đông, trước đây xã nổi lên các vấn đề liên quan đến ma túy, trộm cắp tài sản, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an ninh trật tự (ANTT). Để làm tốt công tác ngăn ngừa, đấu tranh với tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, ngoài việc phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, UBND xã chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, tố giác, đấu tranh ngăn chặn các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, hành vi vi phạm pháp luật.

Xã Đồng Tân: Vững vàng thế trận an ninh

Xã Đồng Tân (Mai Châu) nằm trên quốc lộ 6, tiếp giáp với 5 xã của huyện Mai Châu và huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xã có tổng diện tích 39,09km2, 2.694 nhân khẩu, sinh sống tại 11 xóm, dân cư phân bố rải rác, không tập trung. Nhờ lợi thế địa hình, Đồng Tân có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế, kết nối khu vực hình thành các chuỗi liên kết, trao đổi hàng hóa, nâng cao đời sống nhân dân. Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng đã tạo ổn định chính trị và tiền đề vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục