Nhiều người chĩa tầm ngắm vào hàng thanh lý tại các cửa hiệu cầm đồ với suy nghĩ "đồ đem cầm là đồ tốt nhưng khi cần thanh lý để thu hồi vốn, chủ hiệu sẽ bán với giá rất rẻ". Chính suy nghĩ ấy đã tạo cơ hội cho không ít chủ hiệu cầm đồ trời ơi tung nhiều mánh lới làm ăn bất chính khiến nhiều thượng đế ôm hận khi phải trả tiền thật để rinh về những món đồ không còn giá trị sử dụng.

Càng cận đến thời điểm cuối năm thì nhu cầu mua sắm của cư dân đất Sài thành càng tăng nhiệt. Không chỉ tiến công vào các cửa hàng có treo bảng "đại hạ giá", "sale off", nhiều người còn chĩa tầm ngắm vào hàng thanh lý tại các cửa hiệu cầm đồ với suy nghĩ "đồ đem cầm là đồ tốt nhưng khi cần thanh lý để thu hồi vốn, chủ hiệu sẽ bán với giá rất rẻ".

Chính suy nghĩ ấy đã tạo cơ hội cho không ít chủ hiệu cầm đồ trời ơi tung nhiều mánh lới làm ăn bất chính khiến nhiều thượng đế ôm hận khi phải trả tiền thật để rinh về những món đồ không còn giá trị sử dụng.

Mồi nhử hấp dẫn…

Hầu như trên khắp các con đường lớn bé tại khu vực nội ô đất Sài thành đều có sự hiện diện nhan nhản của các cửa hiệu cầm đồ. Nhưng tập trung nhiều khách hàng tới lui nhất là đường Kha Vạn Cân (Thủ Đức), Tân Kỳ-Tân Quý, Âu Cơ (quận Tân Phú), Cách mạng tháng 8, Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình), Nguyễn Kiệm, Bạch Đằng (quận Gò Vấp)…

Theo lý giải của nhiều "chuyên gia" cầm cố, sở dĩ những con đường này sầm uất trên lĩnh vực cầm đồ bởi đó là giao lộ chính tập trung đông kẻ lại người qua, lại ở khu vực sinh sống của đông đảo tầng lớp sinh viên, người lao động, dân chơi tứ chiếng… Khi bí quá thì chỉ việc mang món đồ gì đó ra "găm" và chờ ngày chuộc lại.

Cẩn trọng trước những lời rao và thương vụ giao dịch hàng thanh lý ở các cửa hiệu cầm đồ.

Chúng tôi đảo qua các đại lộ cầm đồ kể trên để ghi nhận không khí cầm cố của những ngày cuối năm và bất ngờ trước sự xuất hiện của nhiều tấm bảng to tướng chi chít những dòng chữ "hàng thanh lý", "cuối năm xả hàng thu hồi vốn", "hàng thanh lý giá đại lý"… Phía dưới những dòng chữ "thanh lý" kia là vô số món đồ cần được "gả" như tivi màn hình phẳng, đầu máy karaoke kỹ thuật số, xe tay ga, đồng hồ Thụy Sỹ, laptop, máy nghe nhạc MP3, máy chụp hình kỹ thuật số, kim từ điển…

Tại cửa tiệm cầm đồ Thanh Nhàn trên đường Trường Chinh, cầm lòng không đặng trước dòng chữ "thanh lý laptop hiệu Toshiba giá 4,5 triệu, máy chụp hình kỹ thuật số Sony 12 chấm 2,1 triệu, kim từ điển 12 thứ tiếng 1,5 triệu…", nhiều khách đi đường ghé, người đến trước kẻ tới sau tranh nhau mua hàng khiến một góc đường bát nháo đến loạn.

Những tấm bảng thanh lý điện thoại di động với đủ các tính năng quay phim, chụp hình, cảm ứng, ghi âm, nghe nhạc, xem phim với giá rẻ bèo cũng níu chân nhiều khách đi đường tấp vào các cửa hiệu cầm đồ. Chỉ tay vào "con" Motorola đời mới "giá ngoài 8 triệu, thanh lý 4  triệu", ông chủ cửa hiệu tâm tình: "Cuối năm hàng tồn nhiều quá, anh phải xả giá rẻ cho khách dễ mua đặng mau thu hồi vốn. Cưng không quất lát có người bụp ngay, hồi sáng giờ anh gả ba cái rồi. Đây là cái cuối cùng đấy".

Giữa lúc hai vị khách đang do dự thì một thanh niên chạy xe tay ga láng cóng tấp vào, sau vài phút ngắm nghía chiếc điện thoại, anh nọ trả giá "ba triệu rưỡi", rồi "ba triệu bảy" nhưng chủ cửa hiệu vẫn lắc đầu.

Ông chủ bỏ nhỏ: "Có trả thiếu một ngàn qua cũng lắc đầu. Giá này là quá rẻ rồi, sống đừng có ép nhau vậy chớ". Thấy quá ngon ăn, một hai vị khách nọ liền giục ông chủ cho xem hàng. Sau một hồi nhấn bấm thấy OK, màn giao dịch được tiến hành trong sự hân hoan của cả chủ lẫn khách".

"Ham rẻ dễ lãnh đủ"

Qua tiếp cận với những "thượng đế" tuy không có nhu cầu cầm cố nhưng săng sái tấp vô các cửa hiệu cầm đồ nuôi hy vọng tuyển những món đồ thanh lý, chúng tôi ghi nhận nhiều tâm tình khác nhau. Người bảo: "Hàng thanh lý chất lượng cao nhưng giá bình dân nên dại gì bỏ qua cơ hội", kẻ cho rằng "mua hàng thanh lý chỉ có từ lời tới lời, không lo bị lỗ". Lắm người còn bỏ nhỏ phương thức làm ăn "mua về bán lại cũng lời chán".

Khi chúng tôi hỏi "không sợ lầm hàng sao?", một phụ nữ vừa tuyển xong cái máy chụp hình kỹ thuật số Sony 12 chấm với giá 2,1 triệu, nhoẻn miệng cười, giọng chắc thắng: "Người ta mở cửa hiệu cầm đồ nên họ thừa kinh nghiệm để thẩm định chất lượng món hàng. Khi họ thanh lý, trước khi mua mình thử trước xem sau thấy nó chạy OK mới tuyển về nên không thể có chuyện lầm hàng được".

Vị khách lúc tuyển con Motorola đời mới bằng 50% giá thị trường tâm tình: "Bao giờ cũng vậy, khi quyết định cầm món hàng của ai đó, chủ cửa hiệu luôn nắm đằng cán. Bao giờ họ cũng tính đường đến hạn nếu khách không ghé chuộc lại sẽ tiến hành thanh lý món đồ để vừa thu hồi vốn vừa lấy phần hoa hồng và thậm chí lời thêm chút đỉnh. Thế nên món đồ mà chủ hiệu chịu cầm chắc chắn phải là hàng xịn, hàng có chất lượng".

Với niềm tin như thế mà người ta liên tục tiến công vô các cửa hiệu cầm đồ có trương bảng thanh lý. Và cũng bởi vì ham đồ xịn với giá rẻ mà lắm người tự đẩy mình vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Từng ôm đau thương với chiếc máy chụp hình kỹ thuật số có thêm chức năng quay phim siêu hạng với giá xấp xỉ 2 triệu đồng, anh Nguyễn Sỹ, ở số nhà 793/28/42B Trần Xuân Soạn, phường Tân Hưng, quận 7, ta thán: "Hí ha hí hửng tậu cái máy chỉ bằng 1/3 giá thị trường, chụp được vài bận thì màn hình tối thui. Đem ra ngoài tiệm họ bảo hư cạc màn hình phải thay tốn gần bạc triệu. Tôi ra phàn nàn với chủ hiệu cầm đồ thì họ bảo chuyện máy móc ở bên trong làm sao biết được, thuận mua vừa bán thôi".

Liên lạc với anh thanh niên mua chiếc Motorola đời mới, anh này kêu trời: "Đồ đểu ông ơi, là hàng Trung Quốc nhái, giá chỉ hơn triệu bạc một cái, mới dùng mấy bận mà màn hình lấm lem, bàn phím cứng ngắc, hệ điều hành chạy chậm rì, radio bắt kênh nào cũng nhiễu sóng, chụp hình mờ căm". Nghe gợi ý "trả máy cho chủ cũ", anh này, e hèm: "Lúc giao dịch đâu có biên lai, hóa đơn hay phiếu bảo hành nên lấy đâu ra cơ sở nói cái này tui mua của ông rồi bắt họ hoàn tiền hay đền bù cái mới?".

Anh Sỹ đúc tỉa kinh nghiệm: "Nắm bắt tâm lý mua hàng thanh lý giá rẻ chất lượng cao mà nhiều chủ cửa hiệu cầm đồ tung hàng rởm, hàng kém chất lượng trong danh sách các món hàng cần thanh lý. Nếu không muốn ôm hận tốt nhất nên nói không với mọi hình thức giao dịch ở các cửa hiệu cầm đồ, bằng không khi biết mình "dính đòn" thì chuyện đã quá muộn"

                                                                Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cán bộ tư pháp cơ sở huyện Mai Châu theo dõi danh mục văn bản QPPL ban hành
Phạm Văn Hải tại phiên toà sơ thẩm
Không có hình ảnh

Xét xử đường dây chạy miễn thuế

Có 2 phó vụ trưởng, 1 cán bộ Vụ Tài chính Đối ngoại của Bộ Tài chính và 3 cán bộ của Cục Thuế Đồng Nai bị truy tố trong vụ án này

Sáu bị cáo ra tòa vì giúp doanh nghiệp trốn thuế 36 tỷ đồng

Ngày 26-1, TAND tỉnh Ðồng Nai mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sai pháp luật cho Công ty Grobest & I-Mei Industrial (gọi tắt là công ty Grobest), trụ sở tại Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hòa, Ðồng Nai.

Hiệp sĩ SBC tóm cặp vợ chồng chuyên 'thôi miên'

Cầm tờ 500.000 đồng, hai vợ chồng đi đến nhiều cửa hiệu mua hàng giá trị thấp, sau đó cố tình làm nhiều cử chỉ làm cho khổ chủ bị “rối”, nhanh tay trộm tài sản và cao chạy xa bay.

Khi phụ nữ “giận mất khôn”

Đối với phụ nữ, phải trả giá cho sự “giận mất khôn” thật không nhẹ nhàng bởi sau họ còn có những đứa con

Khởi tố ông Huỳnh Ngọc Sỹ về tội nhận hối lộ

Ngày 25-1, VKSND tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố ông Huỳnh Ngọc Sỹ (nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án Đại lộ Đông - Tây và môi trường nước TPHCM) về tội nhận hối lộ.

Xử lý nghiêm việc khai thác than trái phép tại xã Tinh Nhuệ (Phú Thọ)

Các chủ lò khai thác than trái phép đào bới bừa bãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan môi trường, điều kiện canh tác nông nghiệp của người dân. Ðã có những vụ tai nạn thương tâm xảy ra, nhưng vì lợi nhuận, nhiều người dân đã bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống vì những thùng than không phép. Ðó là những gì chúng tôi thấy được khi về xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục