Trong một đêm, kẻ gian đã vào chùa Trăm Gian khuân đi 4 bức trong bộ tranh quý "Thập diện Diêm Vương" có từ thế kỷ 15. Sau 17 năm truy lùng, báu vật được tìm thấy. Đây là chuyên án lập kỷ lục về thời gian điều tra
Ở nước ta có khá nhiều chùa cổ, quy mô lớn được gọi là chùa trăm gian, nhưng nổi tiếng đến mức trở thành tên thông dụng - chùa Trăm Gian thì chỉ có "Quảng nghiêm tự" ở xã Tiên Phương, Chương Mỹ, Hà Nội.
Ngôi chùa nằm trên quả đồi, được thiết kế theo kiểu "nội công ngoại quốc". Một trong những bảo vật ghi nhận giá trị lịch sử của chùa Trăm Gian chính là bộ tranh có tên "Thập diện Diêm Vương".
4 bức tranh cổ bị mất cắp ở chùa Trăm Gian. Ảnh: ANTĐ. |
Những bức tranh cổ này được tạc bằng gỗ mít, trải quả thời gian hàng trăm năm đã lên màu đen bóng. Nội dung trên mỗi bức tranh thường là phần trên Phán quan ngồi giữa, hai bên có người hoặc quỷ sứ đứng hầu để xét hỏi tội, phần dưới là các tầng địa ngục mà tội nhân phải nhận các án phạt như đeo gông, trói, chặt đầu và bỏ vào vạc dầu.
Một đêm cách đây 17 năm, hôm ấy các nhà sư trong chùa đi vắng, chỉ có mấy bà vãi trông nom. Kẻ gian đã vào chùa, khuân đi 4 bức trong bộ tranh quý "Thập diện Diêm Vương".
Khi thủ phạm chưa được tìm ra, hơn một năm sau nhà chùa lại mất tiếp 4 bức tranh quý. Bộ tranh chỉ còn lại 2 chiếc.
Ngoài cơ quan công an, nhà chùa không ngừng nhờ các đạo hữu, phật tử và du khách khắp nơi dò hỏi về tin tức của 8 bức tranh cổ. Thông tin phản hồi nhiều, nhưng tranh vẫn chẳng thấy đâu.
Sư thầy trụ trì chùa Trăm Gian đang kể lại những bức tranh cổ. Ảnh: ANTĐ. |
Từ lá đơn trình báo công an xã Tiên Phương đã úa màu thời gian của sư cụ trụ trì chùa Trăm Gian, cảnh sát hình sự công an Hà Nội quyết định vào cuộc điều tra. Tung tích 4 bức tranh cổ được xác định đang ở bên đất Trung Quốc và sẽ được vận chuyển bí mật qua Việt Nam để sang Thái Lan, theo đơn đặt hàng của một tay trùm đồ cổ.
Và mẻ lưới được cất trước khi chuyến bay sang Thái Lan khởi hành.
Hôm đó ngày cuối tháng 5/2009, giữa trưa nắng hầm hập, tổ cảnh sát đặc nhiệm Phòng cảnh sát điều tra về tội phạm trật tự xã hội vẫn nhẫn nại mật phục trên tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. 12h50 phút. "Nó kia rồi", tiếng một thành viên trong tổ mật phục khẽ reo lên.
Một chiếc xe Ford loại 7 chỗ ngồi đang phóng như bay. Hai cảnh sát giao thông Công an Sóc Sơn được tăng cường lập tức tiến ra đường, giơ hiệu lệnh yêu cầu dừng xe kiểm tra.
Một cuộc kiểm tra phương tiện hết sức bình thường nhưng đã khiến Nguyễn Hoàng (lái xe) luống cuống. Giấy tờ xe hợp lệ. Giấy tờ tùy thân đầy đủ. Nhưng mấy chiếc thùng xốp và hộp carton để ghế phía sau xe lộ dấu hiệu bất thường. Tất cả được quấn kín bên ngoài bằng băng dính to bản.
Bên trong những thùng, hộp gói ghém kỹ lưỡng ấy có 3 bát hương bằng sành, 4 bức tranh gỗ được khắc nổi hình người... Nguyễn Hoàng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc số hàng. Anh ta khai được thuê vận chuyển hàng ra sân bay Nội Bài.
Xác minh ban đầu của cơ quan chức năng cho thấy, 3 bát hương được sản xuất từ đời nhà Thanh, Đây là những đổ thờ cúng từng được đặt tại chùa Phổ Minh nhưng đã bị kẻ gian đánh cắp. 4 bức tranh cổ được xác định có ít nhất từ thế kỷ 15.
Đối chiếu hình vẽ và những thông tin thu thập được, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an Hà Nội có cơ sở nhận định, đây chính là 4 bức tranh trong bộ "Thập diện Diêm Vương" bị mất trộm năm nào.
Chuyên án lập kỷ lục về thời gian (17 năm) đã tạm khép lại. Điều lớn hơn cả là bảo vật mang ý nghĩa tâm linh hết sức quý giá đã "hoàn cố chủ".
Theo VnExpress
Do nợ nần và cần tiền ăn chơi tết, Phạm Thế Uy và Hồ Hoàng Hải đã lập kế hoạch chiếm đoạt trót lọt 33 tỷ đồng của một đối tác dưới chiêu ký “hợp đồng kinh tế”.
Sau vụ việc Công an Hà Nội bắt quả tang đối với Đoàn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đòi và nhận 1 tỷ đồng hối lộ cho vay vốn ưu đãi của Công ty cổ phần Dệt may xuất khẩu Hải Phòng, DN gặp rất nhiều bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quan hệ với khách hàng.
Nhân dịp Tết Canh dần 2010, ngày 10-2 , tại trại tạm giam của Công an Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long đã trao quyết định tha, giảm án phạt tù trước thời hạn cho 65 phạm nhân, thể hiện chính sách nhân đạo, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và địa phương đối với những phạm nhân có nhiều cố gắng trong rèn luyện, cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định của trại.
Hiện tại, các loại phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mục tiêu huy động đóng góp một phần của những đối tượng xả thải chứ chưa đặt mục tiêu bảo vệ môi trường làm trọng. Dự thảo Luật bảo vệ môi trường do Bộ Tài chính soạn thảo dẫu đã đặt tiêu chí đánh thuế vì một môi trường xanh, sạch nhưng xem ra vẫn thiếu những quy định “sắc nét”.
Trong lúc mọi người tất bật lo trang trí, dọn dẹp nhà cửa để đón Tết thì bà Hồ Thị Lệ Hằng (68 tuổi, ngụ số 311, Hoàng Văn Thụ, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM), lại phải "chạy đôn, chạy đáo", gõ cửa các cơ quan chức năng để đòi lại nhà mình. Phía thuê nhà không những không trả lại nhà cho bà Hằng mà còn tự ý khóa trái cửa, thuê các đối tượng có "máu mặt" canh giữ và "dằn mặt" gia đình bà Hằng.
Ngày người đàn ông vũ phu nhận án vì tội giết vợ cũng là ngày cậu con trai cả của ông làm lễ 100 ngày mẹ mất. Cha ở tù chung thân, mẹ chết gia đình này chỉ còn 3 đứa trẻ đang tuổi đi học phải vất vả xoay sở kiếm sống.