Ảnh minh họa
(HBĐT) - Tết đến, xuân về nhu cầu đi lại, giao lưu, vận chuyển hàng hoá tăng đột biến, kéo theo sự gia tăng bất thường về lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông. Trong không khí tất bật, hối hả, bên dòng người, dòng xe nườm nượp ngược xuôi, những người làm nhiệm vụ giữ gìn TTATGT vẫn canh cánh nỗi niềm bởi những điều còn nặng lòng về TNGT năm Kỷ Sửu vẫn đan sen với nỗi lo khó lường của năm Canh Dần đang hiện hữu.
Năm mới nói chuyện cũ nhưng không hề cũ, bởi những phiền muộn, những nỗi đau hôm qua sẽ giúp mọi người cùng rút ra bài học đắt giá cho hôm nay.
“Trâu ra đồng ăn cỏ, người đến nhà ăn cơm” mà “chén rượu mở đầu câu chuyện” để rồi lai rai cho đến lúc “Chồm màn” vẫn là tập tục lưu cữu muôn thủa. Tết đến cũng là mùa lễ hội, là những ngày xả hơi của những “cậu ấm, cô chiên”, vậy là họ thả sức đắm mình trong tiệc rượu, ngây ngất trên sàn nhảy và những quán karaoke. Bình dân hơn thì tụ tập bên những quán ốc luộc, bánh gối và vù ga trong tiên tửu. Chả thế mà người đi đường dễ dàng bắt gặp từ tài xế xe 4 bánh, đến mô tô xe gắt máy, thậm chí người đi xe đạp cà tàng và cả người đi bộ cũng “đánh võng”.
Đáng lo ngại hơn là ở vùng nông thôn khi rượu đã “đến tầm” là trên đường liên xã, liên thôn xe máy cứ “chạy tít mù”. Dường như là dân trí hạn chế nên nhận thức ý thức cũng hạn chế và một phần nữa do các cơ quan thực thi công vụ còn lơi lỏng nên đa số người đi mô tô xe gắn máy ở khu vực nông thôn đều “Đầu đội trời”, còn người đội mũ bảo hiểm thật hiếm hoi. “Bất đắc dĩ” họ chỉ nhớ đến mũ bảo hiểm khi có việc phải đi ra tỉnh lộ, quốc lộ. Kể cũng lạ, Công an xã có đầy đủ chức năng kiểm tra, xử lý, nhưng “Bụt chùa nhà không thiêng” vì dù thực thi công vụ nhưng không phải anh em họ mạc thì cũng là hàng xóm láng giềng “Tối lửa tắt đèn có nhau” nên “Khó làm lắm”, có quá lắm thì cũng chỉ tuýt còi nhắc nhở.
Phương tiện cơ giới tăng theo cấp số nhân, đường xá cũng xuống cấp theo cấp số nhân. Các ngành chức năng đang “Bất lực” trước lỗi trở hàng quá khổ, quá tải, mà đó là “Thủ phạm” làm hệ thống đường giao thông sớm xuống cấp và xuống cấp ngày càng trầm trọng. Năm hết, Tết đến các “Bác tài” lại ra sức cơi nới và chạy tốc độ cao để “quay vòng, tăng chuyến”, chả thế mà đường nhanh sụt, lún, tệ hơn còn có “bác tài” tự gây tai nạn do thiếu ngủ. Nhưng cách duy nhất là phạt và cho đi. Chưa hề thấy có trường hợp nào bị hạ tải hay tạm giữ phương tiện do trở hàng quá cồng kềnh hay vượt quá trọng tải cho phép tới 3-4 lần theo quy định.
Người đời cũng trách móc, không hiểu các ngành chức năng quản lý kiểu gì mà các trục đường, tuyến đường từ tỉnh lộ đến quốc lộ lại “Mọc ra” nhiều đầu nối đến thế mà từ trong đường ngang ngõ tắt ra “Đường cái” có mấy ai để ý đến mấy chữ ghi trong biển báo “Dừng lại quan sát” mà cứ mặc sức lao vù vù như vào “đường không, đường trống” thì làm gì các anh “Áo vàng” chả suốt ngày lo “khám nghiệm hiện trường”, vừa tốn phấn, vừa tốn thời gian để giải quyết vụ việc cho “thấu lý đạt tình”
Cái gì cũng vậy, nếu không nhắc nhở thường xuyên cũng dễ quên. Giờ đây đến bất cứ cổng trường PTTH nào cũng dễ dàng bắt gặp cảnh những “Nam thanh, nữ tú” mặc đồng phục có phù hiệu rõ ràng “Chễm trệ” trên mô tô, vì “nể nang quý mến bạn bè” mà không ngại “trật trội” trở 3-4 người là chuyện thường tình.
Chưa hết, những người thực thi công vụ cũng không lý giải nổi vì không ít lần khi xảy ra tai nạn khi đưa nạn nhân đi cấp cứu gặp những người có giấy phép lái xe chính hiệu nhưng lưng gù gẫy gập, hay 1 chân bằng gỗ, thậm chí chỉ còn 1 tay. Cũng không ai giải thích họ được “cấp bằng” trong trường hợp nào, muốn biết thì cứ “Bắc thang lên hỏi ông trời” mới rõ.
Luật lệ cũng còn nhiều chỗ hổng, các lực lượng chức năng chỉ kiểm tra xử lý những trường hợp lạng lách đánh võng, chạy quá tốc độ, đè vạch, vượt trái, dừng đỗ sai quy định… còn ô tô khách đi quá chậm thì “Bất lực”. Vậy là sau khi ra khỏi bến, đại lộ Trần Hưng Đạo trở thành đường đua của những tài xế xe khách có kỹ năng đi chậm. Trên đoạn đường ngắn chưa đầy 2 km, ai đi chậm nhất là người “thắng cuộc” và tất nhiên là khi ra đến quốc lộ 6 là là cuộc chạy đua để vừa “Bù giờ” vừa tiếp tục tranh giành khách khiến không ít “thượng đế” phải uống thuốc trợ tim khi ngôi trên những chuyến xe “bão táp” của những tay đua mà đến cả tài tử xuất chúng như Sumakhơ cũng phải gọi bằng cụ.
Dường như các lực lượng chức năng bất lực trước tình trạng xe khách “cò quay”. Chả thế mà có những thượng đế bất đắc phải ngắm cảnh thành phố Hòa Bình hàng giờ khi xe ra khỏi bến rồi cứ vòng đi vòng lại 3 - 4 lần. Có nhiều người quá mệt mỏi vì có những chuyến xe từ Hoà Bình về Hà Đông mà mất gần nửa ngày trời. Các ngành chức năng dường như cũng bất lực trước những đoàn xe ben trở đất đá, cát sỏi luôn cao chất ngất, ban ngày thì có những mảnh bạt che “gọi là có”, ban đêm thì “không một mảnh giáp” khiến nhiều đoạn đường mưa lầy, nắng bụi, cây cối, nhà cửa ven đường ngập tràn một màu vàng sậm. Chỉ có mấy bà, mấy chị bán khẩu trang, kính râm là hoan hoan hỷ vì nhờ bụi mà đắt hàng. Tình trạng họp chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông cũng diễn ra phổ biến, triền miền khắp nơi. Có giải quyết cũng như “bắt cóc bỏ đĩa”, có mặt công an, thanh tra giao thông, trật tự đô thì thì khá gọn nhưng khi lực lượng chức năng rút quân thì đâu lại vào đấy.
Chưa hết, ai nấy đều ấm ức khi nghe tin Công ty nọ để xe lu đỗ ở lề đường nhưng không may có một người đàn ông xấu số vì “tiên tửu” mà đâm vào “đống sắt” rồi tắt thở tức thì. “Ai bảo đỗ xe ở lề đường làm trướng ngại vật gây TNGT”. Vậy là quý Công ty phải khẩn chương trích tiền mai tang phí và bồi dưỡng cho tang chủ cho nhẹ “Tội”. Hậu quả đã giải quyết xong nhưng trong lòng vẫn nặng như đeo đá. Giá như cả thành phố lớn có đến 2 bờ “Trái-Phải” có chỗ đỗ gửi xe thì làm gì phải chịu oan ức đến thế
Lo lắm, bức xúc lắm vì năm vừa rồi tỉnh nhà gần “đội sổ” toàn quốc về đảm bảo TTATGT. Lý giải nguyên cớ thật dễ bởi vẫn là những điều muôn thủa hễ cứ nhắc đến ai đó lại cằn nhằn “Biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nào là ý thức chấp hành của người điều khiển giao thông kém hoặc chấp hành mang tính đối phó; lực lượng chức năng mỏng không đủ kiểm soát toàn diện, liên tục; công tác tuyên truyền PBGDPL được triển khai nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; phương tiện cơ giới tăng nhanh nhưng hạ tầng giao thông không phát triển theo kịp…
Năm cũ đã qua, năm mới đã đến, bước sang năm Canh Dần với sức mạnh của chúa sơn lâm, ai nấy đều hy vọng ra đường không còn gặp những điều oan khuất, không phải chứng kiến những cảnh đau lòng, không phải nhìn, phải nghe những điều “chướng mắt, gai người” như năm cũ.
Đức Phượng
Đến quá trưa mùng 2 Tết (tức ngày 15-2), điểm cháy cuối cùng tại điểm cao 2.400m trên sườn phía Tây Hoàng Liên đã được các lực lượng cứu hộ dập tắt. Theo thống kê ban đầu, diện tích rừng đã cháy khoảng 1.700ha (gần 1.000ha tại Bản Hồ, Tả Van; 700ha giáp ranh giữa tỉnh Lào Cai và Lai Châu) chủ yếu là rừng gianh và rừng tái sinh, diện tích rừng lõi thiệt hại không đáng kể. Nguyên nhân phát sinh đám cháy chưa được xác định, hiện cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ.
Ngày 17-2, theo nguồn tin từ Công an tỉnh Bình Dương, cơ quan này tiếp tục truy xét các đối tượng giả danh cảnh sát giao thông (CSGT) cướp tài sản người đi đường trong dịp Tết Canh Dần 2010.
“Mày mất trinh thì phải đền trinh. Nếu mày muốn gia đình mày sống yên thân thì phải để tao ngủ với một cô gái còn trinh khác…” - tên chồng dã tâm gầm lên với cô vợ trẻ mù quáng, dại khờ.
(HBĐT) - Trong những năm qua, dấu ấn của CBCS LLVT tỉnh không chỉ in đậm trong cuộc sống của nhân dân các xã vùng cao, ĐBKK của tỉnh. Mà còn sâu đậm trong tâm trí của dân nghèo với bộ quần áo; những cân gạo ấm áp nghĩa tình lúc gian khó...
Liên tiếp trong hai năm 2008 - 2009, PC14 Công an Hải Phòng đã lập được rất nhiều chiến công vang dội, phá nhiều chuyên án lớn, bắt nhiều tên tội phạm cộm cán bậc nhất Hải Phòng.
Điều tra án mạng vào đúng những ngày Tết nên nhiều người mà trinh sát muốn gặp để xác minh thông tin lại đang đi chơi, hay nếu gặp được thì lại say mềm.