Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng giấy phép của cấp tỉnh cho phép khai thác tận thu quặng sử dụng máy móc khai thác quy mô lớn; không chỉ khai thác nơi được cấp phép, mà còn mở rộng sang khu vực khác, gây sụt lún đất canh tác của người dân. Lại có chủ mỏ chỉ xin phép rồi cho thuê, hoặc bán lại, gây tranh chấp phức tạp.

 

Hàng đoàn xe tải chở đầy quặng tàn phá những con đường trước khi kìn kìn chạy qua biên giới. Hàng trăm điểm mỏ ở các địa phương Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Giang, Nghệ An… ngày đêm đào bới quặng, để lại những vạt rừng xơ xác, những mảnh ruộng sụt lún không còn khả năng canh tác, những dòng suối không chảy… Tài nguyên cạn kiệt, Nhà nước thất thu, môi trường bị hủy hoại, hiểm họa từ kiểu khai thác ào ạt nguồn tài nguyên không tái tạo đang đến rất gần…

Cho phép một, khai thác năm, bảy

Chưa kể các hoạt động thăm dò, tỉnh Bắc Kạn hiện có 36 điểm mỏ khai thác và 8 cơ sở chế biến các loại khoáng sản được cấp phép hoạt động. Nhưng những điểm mỏ khai thác trái phép lên đến gần trăm, nhiều nhất là khai thác vàng sa khoáng. Tại các điểm này, la liệt những máy đào, máy bơm nước, thiết bị đãi vàng hoạt động.

Sau đào đãi vàng, là ngổn ngang thùng vũng nước sâu, những vạt đồi trơ trọi, những thửa ruộng sụt lún, những khe suối đảo ngược dòng chảy không còn như vốn có. Không ít điểm đào đãi vàng trái phép dọc các con suối thuộc các xã Cốc Đán, Thượng Ân, Thuần Mang… của huyện Ngân Sơn cũng trong tình trạng tương tự. Đấy là chưa kể, tác động tới môi trường của việc khai thác mỏ thạch anh, chì, kẽm, sắt, vật liệu xây dựng dưới danh nghĩa được phép.

Lực lượng CSMT Công an Hà Giang kiểm tra một điểm khai thác khoáng sản.

Không kém phần "nóng bỏng" là tình trạng tràn lan khai thác quặng sắt ở Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên. Đã có thời điểm khu vực này "nhà nhà" rào vườn đồi, đào quặng. Tại các xã Cây Thị, Tân Lợi, Hợp Tiến, Nam Hòa và thị trấn Trại Cau, có hàng chục điểm đào quặng trái phép. Khi giá thu mua quặng cao, người dân tùy tiện đào bới ngay dưới vườn đồi nhà mình. Xe thu mua quặng tấp nập như đi chợ.

Đến khi Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV Công an tỉnh Thái Nguyên kiến nghị lập hai trạm kiểm soát tại xã Hợp Tiến và Nam Hòa, các cơ quan chức năng phối hợp ngăn chặn, tình hình thu mua, chuyên chở quặng mới tạm lắng. Cùng với quặng sắt, là bức xúc về tình trạng khai thác ti tan, than, thiếc ở các huyện Phú Lương và Đại Từ.

Chỉ trong thời gian từ 2008 đến tháng 11/2009, Công an Thái Nguyên đã phát hiện, bắt giữ trên 30 vụ vi phạm Luật Khoáng sản, thu, đề nghị xử lý 700 tấn quặng khoáng sản các loại.

Trung tá Phạm Văn Thế - Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và CV Công an Thái Nguyên cho biết: Chưa có con số thất thoát quặng chính xác, nhưng tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán quặng trái phép thì quả là phức tạp. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng giấy phép của cấp tỉnh cho phép khai thác tận thu quặng sử dụng máy móc khai thác quy mô lớn; không chỉ khai thác nơi được cấp phép, mà còn mở rộng sang khu vực khác, gây sụt lún đất canh tác của người dân. Có doanh nghiệp xin tới hơn chục mỏ các loại. Lại có chủ mỏ chỉ xin phép rồi cho thuê, hoặc bán lại, gây tranh chấp phức tạp mà Công an các tỉnh trên đang phải thụ lý giải quyết.

Tài nguyên cạn kiệt, nguy cơ cận kề

Điều rất khó hiểu, là kể từ khi Luật Khoáng sản có hiệu lực nhưng tình trạng khai thác khoáng sản tràn lan ở các địa phương vẫn không giảm, trong đó có nhiều hoạt động trái phép. Gần đây, hoạt động khai thác ti tan ở bãi biển huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), khai thác Vonfram ở Ninh Thuận đã chặt hạ cả vùng phi lao chắn sóng ven biển, đào phá nhiều hécta đất canh tác gây nguy hại lâu dài.

Trước mắt, những người khai thác được lợi từ nguồn tài nguyên khoáng sản thô đem xuất khẩu với giá rẻ mạt. Như một mét khối đá xuất khẩu với giá 500 đến 600 USD tùy loại. Lẽ ra qua chế biến, giá thu về phải nhiều ngàn USD/m3; hay như một tấn quặng ti tan hiện mang bán với giá 400 ngàn đồng. Nếu qua chế biến, lợi thu về phải là 2.500 USD/tấn, như các chuyên gia khoáng sản cho biết. Còn Nhà nước bị thất thoát một nguồn thu khó tính hết. Chỉ riêng một chiếc máy đào cho thuê ở bãi vàng, chủ máy đã thu lợi 40 đến 50 triệu đồng/tháng.

Dưới góc độ bảo vệ an ninh, Thượng tá Nguyễn Văn Phong - Trưởng phòng Bảo vệ ANKT&VHTT Công an tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Phải khoanh vùng cấp phép cho thật rõ ràng, thẩm tra kỹ năng lực của chủ đầu tư, trước khi có hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản. Mặt khác, cũng nên kiểm tra lại những doanh nghiệp xin cấp quá nhiều mỏ... để đảm bảo hoạt động khai thác cho hiệu quả.

Thời gian qua, hàng chục vụ người dân khai thác khoáng sản trái phép bị cơ quan Công an phát hiện, thu giữ phương tiện, nhưng khi cán bộ rút đi, đâu lại vào đó. Để xảy ra tình hình khai thác quặng trái phép, Chủ tịch, Bí thư Đảng ủy một xã của Bắc Kạn đã phải kiểm điểm trước Chủ tịch huyện.

Chủ tịch huyện phải kiểm điểm trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, thế nhưng vẫn có tình trạng, nhiều cán bộ địa phương coi việc ngăn chặn hoạt động khai thác quặng trái phép là nhiệm vụ của ngành Tài nguyên và môi trường, của lực lượng Công an. Điều này cần phải thay đổi, nếu muốn lập lại trật tự trong lĩnh vực này.

                                                                                    Theo Báo CAND

Các tin khác

Nhiều hành khách bị
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lửa thiêu rụi phòng ngủ

(HBĐT) - Vào hồi 10h30’ ngày 4/3, một đám cháy lớn đã thiêu rụi gần như toàn bộ phòng ngủ trên tầng 2 của căn nhà 3 tầng, số 41, đường Trần Hưng Đạo, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình.

Phụ nữ xã Mông Hoá tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội

(HBĐT) - Khoảng 5 năm trở về trước, Mông Hoá từng được biết đến như một trong những điểm nóng về tệ nạn xã hội của Kỳ Sơn khi có khoảng 15 đối tượng nghiện hút và mại dâm.

TNGT dịp cao điểm trên quốc lộ 1A: Do lái xe khách chạy ẩu quay vòng

Tranh thủ những ngày cao điểm sau Tết Nguyên đán khi lượng hành khách tăng đột biến, nhiều trường hợp xe khách đã phóng nhanh, vượt ẩu để "quay vòng" đón khách. Đây đang là một thực tế đáng báo động trên các tuyến quốc lộ cần phải được lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định.

Từ vụ tai nạn ô tô, phát hiện 2 khẩu súng

Qua kiểm tra hiện trường một vụ xe civic gặp nạn trên đường Láng - Hòa Lạc, Công an huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã phát hiện trong xe có 1 khẩu súng kíp, 1 khẩu súng ngắn cùng một số dao nhọn.

Những chuyện không phải cổ tích

Một trong những việc làm được coi điển hình trong thập kỷ qua chính là việc Bộ đội Biên phòng cứu một bộ tộc thoát khỏi nguy cơ diệt chủng, đưa họ từ lối sống mông muội thời nguyên thủy, từng bước hòa nhập cộng đồng. Câu chuyện kỳ diệu đến mức có người coi như cổ tích.

Nữ Công an trên mặt trận phòng chống ma tuý

(HBĐT) - Mặt trận phòng chống ma tuý luôn nóng bỏng và quyết liệt. Cũng từ tính chất đó mà phần lớn những người trực tiếp đấu tranh là nam giới. Tuy vậy, tại Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý – Công an thành phố Hoà Bình có tới 2 đồng nghiệp nữ, những người đã cùng với các nam đồng nghiệp lập nhiều chiến công trong cuộc chiến phòng chống ma tuý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục