Ảnh minh hoạ
(HBĐT) - Theo đánh giá của Bộ Công an, tỉnh ta là một trong những địa bàn trọng điểm và tuyến buôn bán phụ nữ, trẻ em sang Trung Quốc qua các tỉnh biên giới phía Bắc. Tình hình tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em luôn tiềm ẩn những khó khăn, phức tạp, số đối tượng liên quan đến loại tội phạm này phần lớn là ở địa phương khác đến hoạt động tại địa bàn, hoạt động lưu động.
Nguyên nhân chủ yếu là phần lớn nạn nhân bị buôn bán có trình độ văn hoá thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, éo le nên khi bị lừa bán không tố giác với cơ quan chức năng, do đó, công tác phát hiện, điều tra xử lý gặp nhiều khó khăn.
Được UBND tỉnh giao thực hiện Đề án II về đấu tranh chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, Công an tỉnh đã phối hợp với các ngành chức năng nắm tình hình, điều tra cơ bản số phụ nữ lấy chồng người Trung Quốc, số đi khỏi địa phương không rõ lý do, rà soát đối tượng liên quan đến hoạt động buôn bán phụ nữ, trẻ em, lập hồ sơ để chủ động trong đấu tranh với các ổ nhóm, đường dây mua bán phụ nữ, trẻ em. Phối hợp với Sở LĐ-TB và XH tổ chức điều tra, lập danh sách số phụ nữ, trẻ em bị buôn bán, nghi bị buôn bán, số phụ nữ kết hôn với người nước ngoài, số con lai có mẹ là nạn nhân các vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em… Rà soát số phụ nữ, trẻ em bị buôn bán, nghi bị buôn bán vì mục đích mại dâm; số làm việc tại các cơ sở dịch vụ kinh doanh có điều kiện dễ trở thành nạn nhân của các vụ buôn bán phụ nữ, trẻ em. Theo số liệu thống kê, năm 2005 toàn tỉnh có 2.132 phụ nữ đi khỏi địa phương, năm 2006 là 2.050 người (trong đó có 195 người nghi bán sang Trung Quốc, 42 người từ Trung Quốc trở về), năm 2008 là 1.715 người (nghi bị buôn bán là 27 người), năm 2009 là 2.032 người, có 8 người bị buôn bán trở về. Qua rà soát, từ năm 2004 đến nay, toàn tỉnh có 104 phụ nữ, trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài. Các địa bàn được xác định trọng tâm là Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, Lạc Sơn, Yên Thuỷ.
Cũng trong 5 năm qua (2004-2009), các cơ quan pháp luật của tỉnh đã điều tra khởi tố 18 vụ, 47 bị can về tội buôn bán phụ nữ, trẻ em với 133 bị hại. TAND tỉnh đã thụ lý 17 vụ, 26 bị cáo phạm tội trong lĩnh vực này. Điển hình như vụ mua bán trẻ em do Vũ Quang Đạt, Phó giám đốc Trung tâm BTXH tỉnh cùng đồng bọn thực hiện. Vụ án đã khởi tố 18 bị can có hành vi mua bán 15 trẻ sơ sinh. Với mục đích mua trẻ sơ sinh để bán, Vũ Quang Đạt đã móc nối với một số đối tượng khác tìm các trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc sinh con không có ý định nuôi con để mua, sau đó giao bán cho Tô Văn Ân, Phó giám đốc Trung tâm BTXH tỉnh Ninh Bình. TAND tỉnh đã xét xử vụ án tuyên phạt Vũ Quang Đạt 7 năm tù, các đối tượng khác từ 2 - 5 năm tù. Vụ án Khuất Thị Lan Viên, trú tại Trung Sơn Trầm - Sơn Tây - Hà Nội lừa 4 phụ nữ ở huyện Lạc Sơn sang Trung Quốc bán với mục đích làm gái mại dâm. TAND tỉnh đã mở phiên toà xét xử tuyên phạt Khuất Thị Lan Viên 10 năm tù. Tổng hợp hình phạt do TAND thành phố Hà Nội và TAND tỉnh Lạng Sơn tuyên phạt cùng tội danh buôn bán phụ nữ, Khuất Thị Lan Viên phải chấp hành hình phạt chung cho cả ba bản án là 30 năm tù....
Từ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em cho thấy tính chất, diễn biến của loại tội phạm này ngày càng phức tạp, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, nhất là trong điều kiện đời sống kinh tế ở nông thôn còn nhiều khó khăn, áp lực việc làm tăng cao, nhiều người đi làm ăn xa không rõ địa chỉ. Đối tượng trẻ em ở các trung tâm, trẻ em không rõ nguồn gốc, trẻ em cho làm con nuôi, việc xuất khẩu lao động… là những địa bàn, lĩnh vực có khả năng, điều kiện để tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em lợi dụng hoạt động. Các vụ án thường có nhiều đối tượng tham gia với địa bàn rộng. Phần lớn nạn nhân bị buôn bán là người có trình độ văn hoá thấp, thiếu hiểu biết, khi bị buôn bán thường chấp nhận, không làm đơn tố giác với cơ quan chức năng. Đặc biệt, một số trường hợp khi được giải thoát trở về biết được thủ đoạn bọn tội phạm đã lừa gạt, do không có việc làm ổn định lại trực tiếp đi lôi kéo, lừa gạt những chị em khác trở thành đối tượng phạm tội, thậm chí có trường hợp bị hại tự nguyện để bị bán lấy chồng Trung Quốc hy vọng thoát khỏi đời sống khó khăn… gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng trong phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
Thu Hà
Sau khi cô lập hoàn toàn tiệm vàng Tuấn Tài, dưới sự bảo trợ của hàng chục dân phòng, bất thình lình, hơn 50 người gậy gộc trên tay, xông thẳng vào tiệm vàng, vừa hò hét vừa lôi từng người thương binh đang đứng trong tiệm vàng ra nện thẳng tay. Tiếp đó một nhóm 5 - 7 đối tượng đi trên một chiếc xe 7 chỗ, xông đến hùa theo cùng nhóm côn đồ trên. Cũng xin nói rõ, phía bên ngoài, lực lượng dân phòng vẫn còn án ngữ.
Theo Nghị quyết phiên họp tháng 3/2010 của Chính phủ vừa được ban hành chiều (2/4), TP Hà Nội và TP HCM được áp mức xử phạt cao hơn bình thường đối với vi phạm giao thông.
(HBĐT) - Đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh đã tổ chức 2 lớp tập huấn nghiệp vụ cho 153 trợ giúp viên, công tác viên và một số thành viên trong Ban chủ nhiệm câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Thông qua đó tuyên truyền đến 21.000 lượt người nghèo và tổ chức trợ giúp trực tiếp cho 1.329 trường hợp.
Ít ngày qua, nhiều người dân Thủ đô bất ngờ khi bắt gặp hình ảnh các cán bộ, chiến sĩ CSGT đứng chốt đội mũ cối. Được biết, Bộ Công an đã chỉ đạo triển khai thí điểm ở Hà Nội nếu đạt hiệu quả sẽ nhân rộng ra toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng vừa yêu cầu xóa bỏ 3 trạm thu phí: Việt Trì trên quốc lộ 2, Cầu Hồ trên quốc lộ 37 và trạm km 58 quốc lộ 18.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 2 đơn vị giám định tư pháp là Trung tâm Pháp y (Sở Y tế) và Phòng kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh). Toàn tỉnh có 49 giám định viên tư pháp. Trong 2 năm (2007-2009), các đơn vị đã thực hiện giám định tư pháp trên 1.800 trường hợp.