Theo Nghị quyết phiên họp tháng 3/2010 của Chính phủ vừa được ban hành chiều (2/4), TP Hà Nội và TP HCM được áp mức xử phạt cao hơn bình thường đối với vi phạm giao thông.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, theo dự thảo mới nhất Nghị định đã được Chính phủ thông qua, người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP HCM tùy theo vi phạm, sẽ bị xử phạt với mức cao hơn quy định chung từ 40-200%, nhưng không vượt quá 40 triệu đồng. Các mức phạt nặng chủ yếu tập trung đối với một số hành vi vi phạm phổ biến mà người tham gia giao thông hay mắc phải và có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở khu vực nội thành như: Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; dừng đỗ, quay đầu xe không đúng quy định, điều khiển phương tiện quá tốc độ quy định; sử dụng rượu, bia quá nồng độ cho phép... khi tham gia giao thông. Dự kiến nghị định này sẽ được ban hành trong tháng 4/2010. Chính phủ cũng giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo "Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020" và đề án "Hệ thống an sinh xã hội với dân cư nông thôn giai đoạn 2011-2020", trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến để báo cáo xin chủ trương của Bộ Chính trị. Chính phủ yêu cầu các địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thực hiện đúng tiến độ cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính trong giai đoạn 2 của Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thuế, đất đai, hải quan, thủ tục xây dựng cơ bản, cấp phép đầu tư... Các bộ, ngành và địa phương cũng cần tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiên quyết chỉ đạo, kiểm tra, giám sát không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong các cơ quan, tổ chức... Theo Báo CAND
Thủ tướng đồng ý về chủ trương cho Hà Nội thành lập Sở Phòng cháy chữa cháy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, giao thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Công an và Bộ Nội vụ xây dựng đề án, trình duyệt theo quy định.
Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa - Thông tin và Du lịch, qua công tác thanh kiểm tra bản quyền phầm mềm cho thấy, trong khi ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của các doanh nghiệp lớn, các công ty liên doanh với nước ngoài có xu hướng được cải thiện thì đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng vi phạm tràn lan hơn.
Chiếc xe khách chạy tuyến Sơn La - Hà Nội chưa đến bến nhưng hai hành khách đã đòi xuống khu vực ngã tư Quang Trung- Bưu điện Hà Đông. Khi họ vừa xuống xe, chưa kịp gọi xe ôm thì “gặp” của các trinh sát Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội). Những hành khách này bây giờ mới lộ là những kẻ buôn bán ma túy liên tỉnh, trong người họ có giấu 4 bánh heroin.
(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra, ngành Thanh tra tỉnh đã nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra trên nhiều lĩnh vực, triển khai các cuộc thanh tra KT-XH có trọng tâm, trọng điểm. Trong năm 2009, toàn ngành đã tiến hành 217 cuộc thanh tra KT-XH, phát hiện sai phạm 5.013,33 triệu đồng, trong đó quyết định thu hồi 3.243,29 triệu đồng nộp NSNN, trả lại cho tập thể, cá nhân 467,76 triệu đồng, xử phạt vi phạm hành chính 223,34 triệu đồng.
Lần đầu tiên Cảnh sát Việt Nam trực tiếp phối hợp truy bắt các đối tượng phạm tội bỏ trốn trên đất Thái Lan, nên quá trình công tác gặp không ít trở ngại. Đặc biệt, dò tìm thông tin và nơi ẩn náu của 4 đối tượng trong một thủ đô hơn 6,3 triệu dân như Bangkok thật chẳng khác gì "mò kim đáy bể".
Chiến sĩ Công an vi phạm các quy định trong điều lệnh CAND có thể bị xử lý từ phê bình, hạ bậc thi đua, luân chuyển công tác đến xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng cấp, giáng chức, tước danh hiệu CAND…