Thiếu tướng Nguyễn Thế Tùng và những kỷ vật ông để lại cho gia đình.
Đại tá Vũ Thế Bình, con trai Thiếu tướng Nguyễn Thế Tùng, trước lúc chia tay còn bảo: "Gia đình tôi có thời điểm có thể thành lập được một chi bộ gia đình Công an, bởi ngoài ông là Đảng viên lão thành, vợ chồng tôi đến cháu Minh, con trai tôi cũng là đảng viên”.
Thế hệ chúng tôi, cách nay gần 40 năm đã biết đến ông - vị tướng đầu tiên của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Hồi ấy, trên cương vị là Cục trưởng Cục Cảnh sát nhân dân, mặc dù bộn bề công việc, nhưng đáp lại lời mời của Ban Giám hiệu nhà trường, thi thoảng ông vẫn dành thời gian tham gia giảng dạy những bài nghiệp vụ cho khóa sinh viên đại học đầu tiên của ngành.
Bao giờ cũng vậy, những lần được nghe ông giảng là cả lớp chúng tôi như bị thôi miên từ đầu đến cuối bởi cách truyền đạt kiến thức hấp dẫn, đa dạng với sự lồng ghép những dẫn chứng thực tế từ những vụ án mà ông chỉ đạo điều tra và những câu chuyện dí dỏm xảy ra trong cuộc sống đời thường; thậm chí là những tri thức về lĩnh vực thơ, nhạc, họa… Qua những lần được nghe ông giảng bài, ai trong số chúng tôi đều có cảm nhận: Ông là một người có kiến thức uyên bác mà ông đã tích tụ được trong quá trình hoạt động cách mạng.
Một vị tướng đa tài
Đại tá Vũ Thế Bình, người con trai cả của Thiếu tướng Nguyễn Thế Tùng, nguyên là Giám đốc một doanh nghiệp của ngành Công an, tại cuộc tiếp xúc với tôi vào sáng chủ nhật ngày 11/4, đã cho biết một số thông tin về người cha của mình.
Theo anh kể thì ngày cha anh ra đời cũng là thời điểm những người cộng sản Nga làm cuộc Cách mạng Tháng 10 (1917). Như bao người Việt
Tháng 8/1945, sau khi khởi nghĩa cướp chính quyền, ông và nhiều chiến sĩ cách mạng khác được giải thoát và được Trung ương cử về làm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây. Cuối năm 1948, do yêu cầu của cuộc kháng chiến, ông được Bác Hồ và Trung ương Đảng điều về làm Bí thư Đảng ủy, kiêm Trưởng đoàn vũ trang Tây Tiến; trực tiếp bảo vệ Chủ tịch Hoàng thân Xa-nu-vông và cơ quan đầu não của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
"Những năm kháng chiến chống Pháp, gia đình tôi tản cư về một vùng đồi núi tỉnh Thanh Hóa. Thời kỳ này, cha tôi đang mải cầm quân giúp bạn Lào. Mặc dù vậy, thi thoảng cha tôi vẫn dành thời gian để thăm gia đình, mặc dù đó là những cuộc gặp thật ngắn ngủi. Sau này đất nước hòa bình, tôi thường được nghe cha tôi kể những mẩu chuyện về đất nước và con người Lào, đặc biệt là những câu chuyện về các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào" - Đại tá Vũ Thế Bình nói.
Cuộc đời của ông tưởng sẽ gắn bó với quân đội, nhưng đến tháng 2/1956, do yêu cầu của việc tăng cường lực lượng cho ngành Công an, Trung ương đã quyết định điều chuyển ông về công tác tại ngành Công an với cương vị Phó cục trưởng Cục Cảnh vệ. Tại đây, ông đã chỉ đạo hoặc trực tiếp được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ trong những chuyến thăm nước ngoài và các địa phương. Đại tá Vũ Thế Bình vừa kể, vừa cho tôi xem những bức ảnh có sự hiện diện của cha anh trong những chuyến thăm một số địa phương của Bác Hồ. Đó là cảnh Bác Hồ thăm công trường thủy lợi Bắc Hưng Hải, cảnh Bác Hồ cùng nhân dân tát nước chống hạn, cùng sắn quần lội ruộng trò chuyện với những người nông dân…
6 năm sau, ông được lãnh đạo Bộ Công an điều về làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật và Phản gián. Được giao nhiệm vụ ở trận tuyến này, ông đã góp phần vào việc phát hiện những thông tin về các toán gián điệp biệt kích mà Mỹ - ngụy đã tung ra miền Bắc. Người ta còn nhớ, thời ông làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật và Phản gián, mặc dù trang thiết bị nghiệp vụ của lực lượng Công an còn thiếu thốn đủ bề, song trí tuệ và quyết tâm của con người đã đánh bại âm mưu đen tối của kẻ địch. Hàng chục toán gián điệp biệt kích tung ra ở nhiều địa phương miền Bắc đều đã bị sa bẫy của lực lượng Công an.
Sau chiến dịch ấy, ông được giao nhiệm vụ mới với cương vị là Cục trưởng Cục Cảnh sát nhân dân. Chúng tôi còn nhớ, hồi đó, công việc của đơn vị do ông lãnh đạo dường như đủ các phần việc của các lực lượng Cảnh sát bây giờ. Khi ấy cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngày một leo thang ra hầu hết các tỉnh miền Bắc đặt ra cho công tác Cảnh sát một nhiệm vụ rất quan trọng. Hằng ngày, ngoài việc dùng máy ném bom bắn phá các tỉnh, thành phố, chúng còn thông qua nhiều con đường để thu thập tin tức tình báo, lôi kéo và kích động bọn phản động ở trong nước nổi dậy để chống phá cách mạng, gây rối an ninh - trật tự.
Ở cương vị Cục trưởng Cục Cảnh sát nhân dân, ông dồn trí tuệ và công sức để chỉ đạo lực lượng Cảnh sát các địa phương ngày đêm giữ vững trận địa, đảm bảo giao thông được thông suốt, bảo vệ tính mạng và tài sản nhân dân. Nhiều vụ trọng án xảy ra thời kỳ này cũng được ông chỉ đạo và đưa ra xét xử. Trong số đó, nhiều người còn nhớ đến vụ khám phá một tổ chức văn hóa đồi trụy do tên Toán Xồm đứng đầu. Đây là ổ lưu manh lớn, hàng ngày chúng lôi kéo số thanh niên ca hát, nhảy nhót, nghiện hút thuốc phiện và dâm ô trụy lạc… Trong hoàn cảnh thời chiến, nếu không triệt phá "ổ quỷ" này nó sẽ lôi kéo thanh niên vào con đường ăn chơi sa đọa, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân. Do vậy, sau khi nhận được nguồn tin do quần chúng nhân dân cung cấp, ông đã trực tiếp chỉ huy các trinh sát đột nhập vào băng ổ tội phạm và chỉ sau ít ngày toàn bộ các đối tượng trong vụ án đã bị bắt giữ và đưa ra xét xử.
Cũng trên cương vị là một Cục trưởng, ông cũng là người chỉ huy nhiều chuyên án lớn khác. Trong số đó phải kể đến vụ tham ô lớn tại một số công trình thủy lợi ở tỉnh Hải Hưng. Vụ làm tiền giả và tem phiếu giả với khối lượng lớn ở một số địa phương. Sau này trở thành vị tướng đầu tiên của lực lượng Cảnh sát, ông vẫn giữ được phong cách người lính, vẫn miệt mài với công tác nghiên cứu các quy luật hoạt động của các loại đối tượng, các sơ hở trong quản lý trật tự - xã hội khiến cho bọn tội phạm lợi dụng hoạt động.
Bạn đọc trong và ngoài ngành vẫn còn nhớ nhiều bài viết của ông đăng trên các ấn phẩm báo chí trong và ngoài ngành hiện còn lưu giữ trong thư viện. Nhiều chuyên đề tổng kết của Bộ về đề tài an ninh - trật tự có sự góp mặt của ông. Có lẽ vì thế mà mỗi khi nói về ông, còn lưu giữ nhận xét: Ông là một vị tướng đa tài. Ấy vậy mà trong đời sống riêng tư, ông sống rất bình dị và gần gũi với mọi người.
Bình dị và gần gũi
Đại tá Vũ Thế Bình, sau khi kể đôi chút về cuộc đời hoạt động của cha mình đã đưa cho tôi xem những kỷ vật mà cha anh để lại. Nhìn những kỷ vật đó khiến tôi thật xúc động về một tấm gương bình dị và cao quý của một cán bộ lão thành, một vị sĩ quan cấp tướng của ngành Công an. Đó là một chiếc đồng hồ, một chiếc đài nhỏ mà đương thời, Thiếu tướng Nguyễn Thế Tùng vẫn sử dụng và một chiếc còi nhựa màu đen dành cho lực lượng Cảnh sát giao thông.
Đại tá Vũ Thế Bình bảo: "Khi cha tôi bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng chỉ là hai bàn tay trắng. Năm 1995, mặc dù là một sĩ quan cấp tướng, nhưng khi trở về với cõi vĩnh hằng, đúng nghĩa, ông cũng chỉ có hai bàn tay trắng. Tiền không, sổ tiết kiệm cũng không, tài sản ông để lại ngoài chiếc tủ gỗ 2 buồng nay đã cũ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng tặng còn có ba kỷ vật mà ông giao lại cho gia đình chúng tôi bảo quản là chiếc đồng hồ đeo tay, chiếc đài nhỏ mà ông vẫn thường dùng để nghe tin tức và một chiếc còi nhựa màu đen mà Cảnh sát giao thông vẫn thường sử dụng để điều khiển giao thông trên đường phố. Chiếc đồng hồ đeo tay và chiếc đài nhỏ xách tay cha tôi mua trong một chuyến công tác tại các tỉnh phía
“Riêng chiếc còi, lúc sắp lâm chung, cha tôi gọi tôi đến và nói: Khi bố còn làm Cục trưởng Cục Cảnh sát nhân dân, phương tiện công tác của Cảnh sát giao thông thiếu lắm, bộ đàm không, gậy điều khiển Cảnh sát giao thông cũng không, chỉ độc nhất có chiếc còi. Nhưng tiếng còi là tiếng của người Cảnh sát giao thông, nó nhắc nhở người dân chấp hành luật lệ giao thông. Nó cũng gần gũi với mọi người và đã phát huy tác dụng. Chiếc còi này đã theo bố trong nhiều năm. Dân ta từ lâu đã quen với tiếng còi của Cảnh sát và ủng hộ các chiến sĩ Công an thực thi nhiệm vụ giữ gìn an ninh - trật tự ở phố phường. Các con hãy giữ nó để làm kỷ niệm".
Đại tá Vũ Thế Bình, trước lúc chia tay với tôi còn bảo: "Gia đình tôi có thời điểm có thể thành lập được một chi bộ gia đình Công an, bởi ngoài ông là Đảng viên lão thành, vợ chồng tôi đến cháu Minh, con trai tôi cũng là đảng viên. Nếp nhà này từ mấy chục năm nay vẫn vậy. Bộ ghế sa lông mây mà ngày xưa cha tôi ngồi tiếp khách, trong đó có các anh, nay vẫn còn đó. Tấm bằng Tổ quốc ghi công của bà nội tôi vẫn treo ở kia. Còn bức tường bên cạnh là tấm Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công hạng Nhất do Nhà nước ta trao tặng cho cha tôi. Còn kia là tấm Huân chương cao quý của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tặng cha tôi vẫn treo ở vị trí ngày cha tôi còn sống. Những kỷ vật ấy nhắc nhở các con, các cháu trong gia đình làm gì thì vẫn phải giữ truyền thống của gia đình; kế thừa nếp sống bình dị mà cao quý của cha ông".
Theo Báo CAND
Chị bán hàng rong lỉnh kỉnh các đồ dùng hàng ngày mở chiếc hộp rồi tiếp thị hai con dao. Nhìn hai con dao với cán được thiết kế hoa văn tinh xảo, lưỡi dao bén ngọt, nhọn, lưỡi thép ánh lên sáng quắc, ai ngồi trong bàn cũng la lớn: "Cất đi!". Chị bán hàng cứ dúi vào tay khách: "Mua đi em! Nhiều người hỏi lắm nên chị mới mang theo bán, chứ hàng này cấm đó!"...
Sau cú đâm trực diện với xe khách đi ngược chiều, xe ôtô 4 chỗ BKS 38H – 7068 đã bị bẹp dúm, 3 người trên xe chết tại chỗ, 3 người bị thương nặng được đưa đi cấp cứu.
Từ 20/4, Công an Hà Nội sẽ thí điểm đồng loạt đội mũ cứng (mũ cối) thay cho mũ kêpi đối với toàn bộ lực lượng CSGT toàn thành phố (gồm các đội CSGT của phòng và các đội của Công an quận, huyện) khi điều khiển giao thông, xử lý vi phạm.
(HBĐT) - Được sự đồng ý của UBND tỉnh, vừa qua, 11 Chi nhánh Trợ giúp pháp lý (TGPL) tại các huyện, thành phố trực thuộc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh (Sở Tư pháp) đã được thành lập và đi vào hoạt động.
Sau khi ra tay sát hại 3 thành viên trong gia đình nhà chủ, hung thủ bỏ trốn từ TP HCM ra Hà Nội. Khi chuẩn bị đưa cô bạn gái mới quen vào nhà nghỉ tên này đã bị cảnh sát bắt giữ.
Sáu tên côn đồ chặn đường cướp tiền của chị Ngọc, đúng lúc đó, anh Sơn (chồng chị) đi xe ngang qua, thấy vậy liền lao vào chống trả quyết liệt. Nhóm cướp bỏ chạy vào rừng, không kịp lấy xe máy giấu trong bụi cây.