ông Nguyễn Hữu Thư, kể lại những kỷ niệm trong những ngày đầu tham gia tiếp quản Sài Gòn trog những ngày đầu mới giải phóng.

ông Nguyễn Hữu Thư, kể lại những kỷ niệm trong những ngày đầu tham gia tiếp quản Sài Gòn trog những ngày đầu mới giải phóng.

(HBĐT) - Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, để chào mừng non sông đã thu về một mối, ngày 15/5/1975, Trung ương Đảng quyết định tổ chức trọng thể ngày hội mừng chiến thắng. Ở Sài Gòn, cuộc mít tinh, diễu hành được tổ chức long trọng và đón Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng vào thăm. Trong những ngày tháng hào hùng đó, có một người con của đất Mường Hòa Bình đã được trực tiếp tham gia công tác bảo vệ ANTT cho ngày hội. Ông là Nguyễn Hữu Thư ở xóm Đồng Giang, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, một trong những chiến sỹ đầu tiên của lực lượng công an Hòa Bình chi viện cho an ninh miền nam.

 

Đã qua 35 năm, song ký ức về những ngày đầu tiếp quản Sài Gòn vẫn mãi là một nỗi nhớ rất đỗi tự hào trong cuộc đời ông. Dù đã ở tuổi 78, nhưng ông vẫn giữ nguyên phẩm chất của người chiến sỹ công an cách mạng: mộc mạc, chân thành. Nói về những năm tháng ấy, mắt ông long lanh và tự hào: Vào một buổi sáng cuối tháng 3, Ban Giám đốc Ty Công an Hòa Bình họp khẩn cấp, chúng tôi được lệnh đi tăng cường cho miền nam. Khi đó tôi đang làm Trưởng phòng điều tra, đoàn gồm hơn 30 CBCS. Nhiệm vụ cấp bách, chỉ kịp gặp vợ, khi đó đang mang thai đứa con thứ 2 và dặn, nếu là con trai thì đặt tên con là Ước rồi lên đường.

 

Đoàn gồm 3 xe chạy theo đường 559, khi sắp vào đến cửa ngõ Sài Gòn thì cũng là lúc Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi. Chúng tôi càng mong tiến nhanh  vào Sài Gòn. Trong thâm tâm vẫn luôn nhớ lời dặn của đồng chí Trần quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an: Miền Nam giải phóng, địch đang trong thế tuyệt vọng, vì vậy, công tác giữ gìn ANTT có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vào đến Sài Gòn, anh em được chia ra bảo vệ an ninh tại các quận nội thành. Khi đó, theo sự phân công, tôi về làm Phó trưởng công an Quận 10. Thành phố Sài Gòn những ngày đầu mới giải phóng sôi sục khí thế chiến thắng, cờ đỏ sao vàng rợp trời. Nhưng đó chỉ là không khí bề ngoài, còn thực chất, Sài Gòn vẫn tràn ngập tàn quân ngụy cải trang dân thường để tìm cách trả thù. Đã có nhiều trường hợp bọn ngụy quân đóng giả dân thường xin đi nhờ xe rồi đến những đoạn vắng chúng bắn cả dân thường trong khi tìm đường trốn chạy. Theo các số liệu do chế độ cũ để lại, thành phố còn có hơn 170.000 thương phế binh, gần 100.000 gái mại dâm, hàng chục nghìn tên lưu manh và người cờ bạc, buôn lậu... Ngoài ra, bà con giáo dân ở đây cũng vô cùng phức tạp. Chúng tôi phải đối phó với tất cả những điều đó.

 

Cùng với các lực lượng, các đơn vị khác, anh em CBCS công an Hoà Bình đã bắt tay ngay vào ổn định trật tự. “Việc đầu tiên mà chúng tôi bắt đầu là làm sao để người dân Sài Gòn tin tưởng vào cách mạng, không còn ấn tượng kiểu như “cộng sản có đuôi” hay “cộng sản dã man” do bọn ngụy quân, ngụy quyền tuyên truyền. Tôi còn nhớ, không ít giáo dân vốn bị nhồi nhét thông tin một chiều nên hoang mang, phòng thủ” - một phần ký ức như chợt hiện về trong câu chuyện của ông. Có một kỷ niệm mà đến khi tóc đã bạc trắng nhưng ông vẫn chưa quên trong ngày đầu vào tiếp quản Sài Gòn, đó là việc tiếp cận một hộ giáo dân với hơn 100 khẩu sống trong một nhà. Lực lượng công an có nhiệm vụ giúp đỡ gia đình đó, nhưng ai cũng  ngần ngại bởi chưa hiểu gì về họ, lại càng hoang mang khi biết giáo dân lúc này đang có tư tưởng phòng thủ. Vì vậy, ngày đến nhà họ “nói chuyện”, chúng tôi đã mang theo cả một đội quân hơn 10 người, nhưng rồi lúc vào nhà, không hiểu sao chỉ còn lại mình tôi. Chỉ đến khi vào trong nhà nói chuyện mới họ, tôi mới thấy họ đang rất co cụm, hơn 100 con người cả lớn nhỏ nhưng chẳng ai dám lên tiếng. Hoàn thành nhiệm vụ đi ra rồi mới hú hồn khi nhìn thấy những chiếc gậy gộc dựng sẵn trong nhà. Về sau, hộ giáo dân đó được giúp đỡ, đã trở thành một gia đình ủng hộ cách mạng nhiệt tình.  

 

Nhưng, có một nhiệm vụ mà không ai trong đoàn có thể quên, đó là công tác giữ gìn ANTT trên địa bàn quận trong ngày mừng chiến thắng 15/5/1975.  Theo đúng lịch, ngày 13/5, đồng chí Tôn Đức Thắng sẽ vào đến Sài Gòn. Việc bảo vệ các đồng chí lãnh đạo đã có Cục Cảnh vệ (Bộ Công an) đảm nhiệm, còn việc lựa chọn và sắp xếp khối quần chúng dự lễ, đảm bảo an ninh trên địa bàn phường khi xe của đoàn Chủ tịch đi qua thì lực lượng an ninh cơ sở phải lo liệu. Đó là nhiệm vụ vất vả những cũng đầy tự hào. Nhận nhiệm vụ, ông Thư đã nghiên cứu cả chồng hồ sơ của các thành viên trong quận tham gia phong trào “phản chiến sẵn sàng” và cử cán bộ theo dõi sát sao các đối tượng này, xác định tuyệt đối không để sự cố xảy ra. Đến giờ ông vẫn còn nhớ như in cái ngày tháng 5 ngập trong nắng và hoa ấy. Hơn 55 vạn đồng báo tham gia lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành với niềm vui chiến thắng. Lễ mừng chiến thắng kéo dài đến hơn 12 giờ đã thành công tốt đẹp. Trong điều kiện thành phố mới giải phóng, tình hình ANTT phức tạp thì việc bảo vệ thành công lễ mít tinh là một thắng lợi lớn. “Tôi nghĩ rằng, thành quả đó là do chúng tôi đã tìm được lòng tin của quần chúng nhân dân”.

 

35 năm đã trôi qua, nhưng người chiến sỹ công an Nguyễn Hữu Thư ngày nào vẫn như đang sống trong không khí sôi động của ngày 30/4. 78 tuổi với 1 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 1 Huân chương Quân Công hạng Ba và nhiều bằng khen khác. Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hy”, ông vẫn tích cực tham gia các hoạt động ở thôn, xóm. 3 người con của ông hiện đang cống hiến trong lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngành Giáo Dục. Ông vẫn luôn tự hào và dạy bảo con cháu: Dù ở cương vị nào cũng phải luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. 

                                                                                            

                                                                                Phương Linh

 

Các tin khác

Việc cấp và quản lý CMND ngày càng nhanh chóng, thuận tiện.
Không có hình ảnh

Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống TNGT

(HBĐT) - Trong 3 tháng đầu năm 2010, toàn tỉnh xảy ra 21 vụ TNGT, làm chết 20 người và làm bị thương 16 người. So với cùng kỳ năm 2009, TNGT giảm cả 3 tiêu chí với 11 vụ, 8 người chết và 5 người bị thương.

Vụ án tình và những dòng thư tuyệt mệnh

Sau khi sát hại người yêu, hung thủ ngồi ghi nhật ký cùng hai lá thư tuyệt mệnh gửi mẹ và em gái trong suốt 5 giờ đồng hồ rồi tìm đến cái chết. Câu chuyện đau lòng để lại cho mọi người nhiều bài học.

Tưới xăng đốt nhà hàng xóm lúc rạng sáng

Cho rằng bị ông Nguyễn hiếp đáp, nay lại đánh mình gãy mũi mà chính quyền giải quyết chậm trễ, Tăng Lâm Dũng mua xăng tưới vào nhà "kẻ thù" châm lửa đốt rồi buộc chặt cửa để họ không thể thoát thân.

Thay đổi tội danh bốn bị can trong vụ án PMU 18

Viện KSNDTC vừa ra quyết định thay đổi tội danh từ "Tham ô tài sản" sang "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" đối với bốn bị can nguyên là cán bộ PMU18 gồm: Vũ Mạnh Tiên, nguyên Phó Chánh Văn phòng, Lê Thị Thanh Hòa, Nguyễn Thanh Sơn, nguyên Phó Trưởng phòng PID 6 và Bùi Thu Hạnh, nguyên cán bộ Phòng Tài chính kế toán trong vụ án tiêu cực xảy ra tại PMU 18.

Đảng bộ quân sự tỉnh: Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2005 - 2010

(HBĐT) - Ngày 22/4, Đảng uỷ Quân sự tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát nhiệm kỳ 2005 - 2010

LLVT tỉnh Không ngừng chăm lo nâng cao chất lượng công tác QP - AN

(HBĐT) - Thiếu tướng Bùi Đình Phái, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh khẳng định: “Trong điều kiện hiện nay, việc chăm lo xây dựng LLVT tỉnh có sức mạnh và chất lượng tổng hợp ngày càng cao là một yêu cầu, một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng địa phương thành KVPT vững chắc trong tình hình mới, đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao cho”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục