Trong xu thế hội nhập, người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài ngày càng tăng. Với hành lang pháp lý vừa chặt chẽ vừa thông thoáng hiện nay, quyền lợi của người lao động ngày càng được đảm bảo. Song hiệu lực của chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính của đối tượng này còn chưa cao.

 
Luật đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định 144/2007/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đều có quy định về tài phán hành chính đối với những hành vi vi phạm thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cả hai văn bản này đều có căn cứ vào những điều khoản trong Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 2-7-2002.


Tuy nhiên, hiện nay, dự thảo Luật xử lý vi phạm hành chính đang trong quá trình soạn thảo vẫn áp dụng biện pháp truyền thống, đó là chỉ khoanh vùng tài phán trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Khoản 2 điều 1 dự thảo Luật này ghi: “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến xử lý hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy là có sự “vênh” nhau giữa hai văn bản có giá trị tương đương, và văn bản ra đời sau bao giờ cũng có hiệu lực pháp lý hơn. Do vậy, đại diện của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng đại diện Bộ Tư pháp đã có buổi làm việc ngày 4-5 để bàn hướng giải quyết đưa ra một văn bản pháp lý đảm bảo tính thống nhất áp dụng.


Trước đây, tỷ lệ lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ trốn chính là một trong số các nguyên nhân khiến cho thị phần lao động Việt Nam ở các quốc gia bị thu hẹp. Vương quốc Anh từ chối, Đài Loan ngưng tiếp nhận người lao động Việt Nam, trong khi tỷ lệ này ở Nhật Bản là 34,1%, Hàn Quốc trên 30%. Mới đây nhất, theo báo cáo của Trung tâm Lao động nước ngoài (OWC), năm 2009, mặc dù Hàn Quốc giảm 3/4 hạn ngạch lao động nước ngoài, nhưng OWC đưa được 4837 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc, tiếp tục dẫn đầu trong các quốc gia tham gia chương trình EPS ( chương trình phái cử người lao động ra nước ngoài làm việc).


Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết, qua bốn năm thực thi, Nghị định 144/2007/NĐ-CP đã đạt được một số kết quả như tỷ lệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ trốn giảm mạnh. Với những quy định chặt chẽ, tuyên truyền pháp luật hiệu quả, bản thân người lao động cũng đã ý thức được những bất lợi đối với họ khi bỏ trốn. “Chúng ta không phải “cố” đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài mà chúng ta đã thực sự làm việc rất chặt chẽ, nghiêm túc để bảo đảm quyền lợi của người lao động”, ông Hòa nói.


Song trên thực tế, việc xử phạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài còn khó khăn. Tính đến thời điểm này chưa có bất cứ vụ hình sự nào được xử lý cả, mà hầu hết là các vụ vi phạm hành chính. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực này vẫn còn nhẹ, nhất là các doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Do vậy, điều cần thiết chính là phải nâng mức xử phạt lên để ngăn chặn hành vi vi phạm.


Đại diện Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng cho rằng, khi nghiên cứu đưa vấn đề xử lý người lao động Việt Nam đi lao động ở nước ngoài cho phù hợp với dự thảo Luật, cần đưa các quan điểm mới, vừa bảo đảm quyền lợi người lao động vừa thể hiện rõ tính nghiêm minh của luật pháp. Ví dụ hành vi đánh bạc, rượu chè, đánh nhau thì nếu xử ở nước ngoài thì xử thể nào, nếu bị trục xuất về nước thì có bị xử trong nước hay không?


Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên nhận định, hiệu lực, tính thực thi của pháp luật không phải là xử lý được nhiều người vi phạm mà là không cần phải xử lý nhiều, hiệu quả răn đe vẫn cao. Thời gian qua, điểm vướng mắc trong khi xử lý vi phạm này là phạt chuyển tiếp rồi đưa ra toà xử là không được. Do vậy, trong thời gian tới, Bộ Lao động Thương binh và xã hội cùng Bộ Tư pháp sẽ cùng xem xét, đưa ra những giải pháp vừa đảm bảo hiệu quả xã hội, vừa nâng cao ý thức của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, ngăn chặn được những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.


Điều 16 (Nghị định 144/2007/NĐ-CP) về Thẩm quyền xử phạt của người đứng đầu Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài (gọi chung là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài)

1. Phạt cảnh cáo;

2. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

3. Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều 5 Nghị định này;

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

Điều 19. (Nghị định 144/2007/NĐ-CP)Thủ tục xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam

1. Thủ tục lập biên bản:

a) Khi có một trong các căn cứ quy định tại điểm b khoản này thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương III Nghị định này có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Căn cứ lập biên bản vi phạm hành chính:

- Văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước sở tại về hành vi vi phạm hành chính của người lao động;

......

 

                                                                                     Theo ND

Các tin khác


Tuyên án hàng loạt bị cáo mua bán người dưới 16 tuổi

Ngày 21/5, Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo trong vụ án mua bán người dưới 16 tuổi, làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan.

Huyện Lạc Thủy quyết liệt phòng, chống ma túy

Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ diễn ra khá phức tạp. Các đối tượng hoạt động ngày càng tinh vi, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Do đó, Công an huyện Lạc Thuỷ đã làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng chức năng, tăng cường tuần tra kiểm soát, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy, góp phần thực hiện mục tiêu vì một cộng đồng sạch ma túy.

Tập trung thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng và an ninh

Thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP, ngày 5/9/2019 của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh và Công an tỉnh đã phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH), đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Qua đó góp phần quan trọng giữ vững ổn định về an ninh chính trị (ANCT), đảm bảo quốc phòng - an ninh (QP-AN) trên địa bàn tỉnh.

Triệt phá đường dây sản xuất giấy phép lái xe, đăng ký xe giả

Ngày 20/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố các bị can: Lê Xuân Giáp, Trịnh Thị Thu, Nguyễn Văn Tĩnh, Đặng Văn Nam và Hoàng Thị Hạnh về hành vi "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”.

Công an huyện Tân Lạc bắt nhanh 2 đối tượng liên tiếp cướp tài sản trong đêm

Công an huyện Tân Lạc cho biết, đơn vị vừa bắt 2 đối tượng liên tiếp gây ra 2 vụ cướp trong đêm bằng hành vi đánh và xin "đểu” tiền người đi đường.

Xét xử sơ thẩm vụ án khai thác quặng lậu, rửa tiền tại Lilama

Ngày 20/5, Tòa án nhân dân tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sở thẩm 17 bị cáo trong vụ án hình sự liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng Thương mại Lilama; trong đó có một số bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục