Các em học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thị trấn Mường Khến - Tân Lạc) tìm hiểu luật phòng chống ma túy qua sách báo tại thư viện nhà trường

Các em học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thị trấn Mường Khến - Tân Lạc) tìm hiểu luật phòng chống ma túy qua sách báo tại thư viện nhà trường

(HBĐT) - Theo Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, mại dâm và phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em số lượng người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh ta hàng năm dao động khoảng 1.000 người, cư trú tại 108/210 xã phường, thị trấn của 11/11 huyện, thành phố. Những người nghiện ma tuý có độ tuổi trung bình từ 18-40 chiếm trên 70%, phần lớn là nam giới và chủ yếu là lao động tự do.

 

Mặc dù nhiều đối tượng đã bị bắt trong các vụ án, bị đưa đi các cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và đưa vào Trung tâm CB-GD-LĐXH, nhưng tỷ lệ cai khỏi rất thất, tỷ lệ tái nghiện chiếm trên 78%. Đó thực sự là nỗi bức xúc của toàn xã hội. Sau cai nghiện,  bị xa lánh, kỳ thị, bị kẻ xấu tiếp tục dỗ dỗ, lôi kéo, đặc biệt do thiếu việc làm nên tỷ lệ tái nghiện chiếm rất cao.

 

Sự vào cuộc của các cấp, các ngành

 

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của TW “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới” và Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma tuý đến năm 2010, Tỉnh uỷ đã chỉ đạo thành lập BCĐ phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã và thành lập BCĐ xây dựng xã, phường, thị trấn lành mạnh không có tệ nạn ma tuý. Đồng thời, chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xây dựng Đề án, Kế hoạch phối hợp thực hiện chương trình hành động chống ma tuý. Triển khai Kế hoạch tổng thể về phòng chống ma tuý đến năm 2010. Theo đó, công tác tuyên truyền giáo dục phòng, chống tệ nạn ma tuý đã được triển khai với nhiều nội dung và biện pháp đa dạng, phong phú. Công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý được tập trung triển khai bằng nhiều giải pháp như: xây dựng xã, phường thị trấn không có ma tuý; tổ chức cai nghiện, phục hồi tại Trung tâm CB-GD-LĐXH, tổ chức quản lý tại Trung tâm GD-LĐXH Lạc Sơn và quản lý sau cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Đặc biệt, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý được triển khai hết sức quyết liệt. Từ năm 2000 đến nay, lực lượng CA đã phát hiện, điều tra, triệt phá hơn 1.100 vụ tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma tuý, thu giữ gần 200 kg ma tuý các loại.

 

Nhưng tồn tại cần tháo gỡ

 

Tuy nhiên, tình hình tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân do việc duy trì xây dựng địa bàn huyện, xã, phường, thị trấn lành mạnh không có ma tuý chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục. Công tác cai nghiện tại Trung tâm và công đồng dân cư cơ bản giải quyết được việc cắt cơn và chữa trị được bệnh sau cai, nhưng việc quản lý sau cai  và các vấn đề xã hội ở xã, phường, thị trấn chưa đồng bộ, chưa đáng ứng yêu cầu và đặc biệt là chưa tạo được công ăn, việc làm cho đa số người bệnh nên tỷ lệ tái nghiện rất cao.

 

Ông Trần Quang M, ở tổ 9 phường Phương Lâm có 2 con trai đều nghiện ma tuý buồn rầu nói: “Quả là bất hạnh khi gia đình có con cái mắc nghiện ma tuý. Mong cho các cháu cai được lắm nên giành giụm, tích cóp, thậm chí vay mượn để đưa con vào Trung tâm, rồi cai nghiện tại nhà nhưng rồi đâu cũng vào đấy. Thậm chí phải khoá cửa, cùm chân, nhưng “Hở” ra là chúng lại sa vào hút chích không thể quản lý nổi. Bây giờ gia đình tôi hoàn toàn bất lực, đành phó mặc cho số phận. Giá như có cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp nào đó đồng ý tiếp nhận cho các cháu vào lao động, có việc làm và thu nhập ổn định thì may ra mới cứu vãn được”

 

Nguyễn Văn T ở tổ 15 phường Đồng Tiến nghiện ma tuý từ năm 17 tuổi. Để có tiền hút chích, T tàng trữ và buôn bán ma tuý rồi bị bắt và đi tù đến 9 năm. 26 tuổi, mãn hạn tù. Tưởng chừng 9 năm được giáo dục, cải tạo, T sẽ xa rời được cái chết trắng. Nhưng chỉ sau 2 tuần “Ngựa lại quen đường cũ”. T bộc bạch: “Bố mẹ tôi đều già yếu, các anh chị lại ở xa, ra tù không có tiền để sinh sống, tôi đi tìm việc làm với ý định làm lại cuộc đời. Với suy nghĩ làm bất cứ việc gì từ phụ hồ, bốc vác đến đào đất, đóng gạch, đập đá miễn là có thu nhập đủ sống, nhưng đi đến đâu cũng bị từ chối vì lai lịch là “Nghiện”, là “Tù tha”. Buồn chán tôi sống lang thang, vất vưởng rồi gặp lại lũ bạn cũ và tái nghiện”.

 

Trong thực tế, đã có người cai nghiện thành công và đã trở thành những điển hình làm kinh tế giỏi, hơn thế họ còn cưu mang, giúp đỡ những người một thời cùng cảnh ngộ. Tiêu biểu như anh Bùi Văn Phong, ở xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) làm chủ 3 lò gạch với doanh thu 40 triệu đồng/năm; anh Bùi Văn Chung, ở xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) chủ 1 xưởng mộc với 10 lao động là người nghiện ma tuý; anh Hoàng Minh Tuấn, ở Mai Hạ (Mai Châu) phụ trách 2 lò gạch, 1 cửa hàng vật liệu xây dựng…Những người một thời đã khốn đốn vì “Nàng tiên nâu” và “Cái chết trắng” đều có chung nhận xét: “Để cai nghiện thành công đòi hỏi nhiều điều kiện, trước hết là phải có quyết tâm và bản lĩnh vững vàng. Đồng thời, phải có sự quan tâm, gần gũi động viên của người thân gia đình và cộng đồng. Quan trọng nhất là có việc làm và thu nhập ổn định. Thiếu một trong ba yếu tố đó thì việc cai nghiện ma tuý thực sự khó khăn”

 

Chỉ vì tiêm trích ma tuý mà Lê Văn Q ở tổ 3 phường Hữu Nghị bị mắc HIV. Trở về nhà sau 18 tháng cai nghiện tại Trung tâm GD-CB-LĐXH, Q lại tiếp tục cuộc sống lang thang, vật vờ. T tâm sự: “Tôi biết nếu không chết vì AIDS thì cũng vào sau song sắt ngồi bóc lịch, bởi đã mang 2 chữ “nghiện” và HIV thì ai còn quan tâm, gần gũi nữa, chứ còn mong mỏi gì đến công ăn, việc làm, thu nhập”. 78% tái nghiện, nghĩa là trên toàn tỉnh hiện có trên 700 con người đang trong tình trạng bế tắc, mà một nguyên nhân chính là không có công ăn, việc làm, bị xã hội kỳ thị xa lánh, trong đó không ít người bị gia đình bỏ rơi.

 

Thay lời kết

 

Để giúp đỡ người nghiện sau cai chống tái nghiện, tái hoà nhập cộng đồng, ngăn chặn hạn chế tới mức thấp nhất số người nghiện mới…cùng với việc phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, trường học, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân đối với công tác phòng, chống ma tuý. Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền vận động để nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn dân trong công tác phòng chống ma tuý. Làm tốt công tác điều tra cơ bản để nắm chắc và có đối sách, chính sách cụ thể với từng người nghiện. Phân công rõ trách nhiệm của từng ngành, đoàn thể trong quản lý, giáo dục, giúp đỡ người nghiện ma tuý. Tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma tuý. Kịp thời khen thưởng động viên những tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống ma tuý…Một vấn đề có ý nghĩa quan trọng là quan tâm tạo việc làm có thu nhập ổn định cho người sau cai nghiện.

 

                                                                           Đức Phượng 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Những “hung thần” mang bộ mặt người chồng

Những vụ án xảy ra tại Bình Định gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây thủ phạm là những người chồng hoặc chồng cũ gây ra mà nạn nhân chính là vợ mình. Có không ít người bị tàn phế suốt đời hoặc thiệt mạng dưới tay những người chồng độc ác, vũ phu.

Cướp lại tấn công tiệm vàng giữa ban ngày

Chiều 30/4, một thanh niên đi cùng đồng bọn trên xe máy bất ngờ xông vào tiệm vàng Kim Phát Phước trên đường Tân Kỳ-Tân Quý (quận Tân Phú, TP HCM) đập bể tủ kính rồi gom nữ trang trị giá khoảng 2 lượng vàng tẩu thoát

Bắt tạm giam chủ trại tôm hành hạ trẻ em

Một sự thật gây sốc khi những lời khai của bị can cho thấy cháu Nguyễn Hoàng Anh bị vợ chồng chủ trại tôm giống Minh Đức hành hạ dã man trong thời gian dài...

Lạng Sơn tiêu hủy số lượng lớn mỡ và nội tạng lợn không rõ nguồn gốc

Ngày 1/5, lãnh đạo Công an TP Lạng Sơn cho biết, đã giao cho cơ quan chức năng tiến hành tiêu huỷ toàn bộ số mỡ và nội tạng lợn không rõ nguồn gốc mà lực lượng Công an vừa bắt giữ.

LLVT huyện Đà Bắc: “Hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân”

(HBĐT) - “Sau 3 năm thực hiện CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động của mỗi CBCS LLVT trong toàn huyện. Sự chuyển biến được thể hiện rõ, cụ thể trong mỗi hành động, mỗi việc làm theo của từng CBCS”, Thượng tá Nguyễn Mạnh Tường, Chính trị viên Ban CHQS huyện Đà Bắc nhấn mạnh.

Mô hình hòa nhập cộng đồng giúp người lầm lỗi sớm hoàn lương

Triển khai mô hình hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân, các trại giam dựa vào điều kiện thực tế, tiếp tục sửa chữa, củng cố cơ sở vật chất để quản lý, giáo dục số phạm nhân sắp chấp hành xong hình phạt tù. Số phạm nhân này được tham gia học tập tại các lớp học "đầu ra" do Trại tổ chức với những nội dung: thành tựu trong hai mươi năm đổi mới của đất nước; pháp luật; giáo dục kỹ năng sống...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục