Sau khi chồng bà Huỳnh Thị A mất vào năm 2003, gần hai năm sau thì bị em dâu khởi kiện, đến bây giờ qua 4 phiên toà đã tước đi mảnh đất nơi cư ngụ cuối cùng của mấy mẹ con là một câu chuyện đau xót về nhân tình thế thái và lòng người.

Mảnh đất này được người em chồng làm giấy tờ chuyển nhượng hợp pháp và được Uỷ ban Nhân dân huyện Hóc Môn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2003 cho vợ chồng bà A, nhưng nay lấy lý do em dâu không biết và không đồng ý nên toà phúc thẩm xác định giao dịch dân sự nói trên bị coi là vô hiệu, chỉ cho bà A nhận lại khoản tiền trên 103 triệu đồng.

Cuộc tranh cãi về giá trị pháp lý của giấy tờ chuyển nhượng, thực tế người em dâu đã nhận vàng, không có phản ứng gì trước việc chồng mình chủ động đi làm thủ tục chuyển nhượng, cũng như không phản đối trước việc xây cất mới toàn bộ căn nhà của vợ chồng bà A. không thu hút sự chú ý bằng sự kiện tại phiên toà phúc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM đã không chấp nhận một phần kháng nghị của chính… Viện Kiểm sát Nhân dân quận 12 đề nghị tính giá trị bồi thường thiệt hại trên 1,9 tỉ đồng cho bà A!

Lời phát biểu kết luận ấy được diễn ra sau phần tranh luận của các luật sư, không ai có quyền tranh luận và phản bác lại, khiến tôi băn khoăn, suy nghĩ nhiều về cách thức mà Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) quy định về trình tự phát biểu tranh luận và kết luận tại phiên toà.

Theo quy định tại Điều 234 BLTTDS, trong một số vụ án có sự tham gia của viện kiểm sát, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ toạ phiên toà đề nghị kiểm sát viên phát biểu quan điểm của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Tuy nhiên, kể cả trong trường hợp viện kiểm sát tham gia tố tụng do có khiếu nại về việc thu thập và đánh giá chứng cứ, hoặc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, thì việc BLTTDS quy định như vậy cũng không phù hợp với nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, cũng như nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự.
 
Việc tranh luận trong phiên toà dân sự (nói chung) là quyền của các bên đương sự, trong đó có cả kiểm sát viên và các phát biểu tranh luận cần phải được toà án xem xét như nhau chứ không nên chỉ dành cho kiểm sát viên quyền phát biểu kết luận sau cùng về việc giải quyết vụ án mà không cho luật sư tranh luận lại.

Ví dụ thực tiễn từ vụ án dân sự của bà A nói trên cho thấy đây là một khiếm khuyết của thủ tục tố tụng dân sự hiện hành, mâu thuẫn với chính Điều 197 BLTTDS quy định toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của các đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác, đồng thời đặc biệt nhấn mạnh: “Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà”.

Như vậy, theo suy nghĩ của chúng tôi, quy định về trình tự kết luận của đại diện viện kiểm sát nói trên cần phải được sửa đổi theo hướng tạo sự bình đẳng trong tranh luận dân chủ tại phiên toà và cần bảo đảm trên thực tế quy định “phán quyết của toà án phải xuất phát từ kết quả tranh luận đó” như tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.

Nhìn dáng bà A đi liêu xiêu trong cái nắng thiêu đốt, như muốn ngã gục trước cổng toà, lòng tôi quặn thắt. Vẫn biết việc dân sự cốt là ở hai bên, toà án đóng vai trò là người trọng tài khách quan, nhưng nếu trình tự tranh luận không được thay đổi thì làm sao đảm bảo việc phân xử được công bằng và phù hợp với quy định của pháp luật…

 

 

                                                                         Theo LĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Công an tỉnh Vĩnh Phúc thăm hỏi một đồng chí Công an xã bị thương khi làm nhiệm vụ.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Những bất cập trong công tác giám định tư pháp

(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 2 cơ quan giám định tư pháp là Trung tâm pháp y (Sở Y tế) và Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh). Đội ngũ giám định viên (GĐV) tư pháp có 49 người thuộc các lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự, kế toán – tài chính, KH-KT, xây dựng, GĐV tác phẩm văn học nghệ thuật – văn hóa phẩm nghệ thuật. Trong đó, có 9 GĐV chuyên trách, còn lại hoạt động kiêm nhiệm.

Chân dung thủ phạm vụ 'xác cô gái không đầu'

Cao 1m75, khá đẹp trai, học tại trường đại học danh tiếng, Nguyễn Đức Nghĩa từng dẫn nhiều cô gái về nhà ra mắt bố mẹ, trong đó có nạn nhân đã bị anh ta cắt cổ, vứt xác lên tầng thượng chung cư.

Đà Nẵng: Nhân viên ngân hàng chiếm đoạt hơn 1,9 tỷ đồng bị 7 năm 6 tháng tù

Ngày 20-5, TAND TP Đà Nẵng đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” đối với Nguyễn Anh Tuấn (30 tuổi, ngụ tại quận Đống Đa, Hà Nội), nguyên là nhân viên Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) - Chi nhánh Hà Nội.

Phá đường dây vận chuyển 10,5 kg heroin vào Việt Nam

Ngày 20-5, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An cho biết, lực lượng Phòng chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng đã phá thành công đường dây buôn bán ma túy từ Lào vào Việt Nam

Tạm giữ 14 phương tiện chở cát lậu

Chiều 20-5, Biên phòng cửa khẩu cảng Vũng Tàu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) cho biết, lúc 8 giờ ngày 19-5, tại khu vực phao số 0 (Bãi Dâu, Vũng Tàu), đơn vị đã phát hiện 14 xà lan đang chở 4.400 m3 cát.

Tràn lan đồ chơi trẻ em không có dấu quy chuẩn an toàn

(HBĐT) - Theo quy định của Bộ KH-CN, từ ngày 15/4, đồ chơi trẻ em phải có dấu chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em mới được bán trên thị trường. Tuy vậy, đến thời điểm này, thị trường đồ chơi ở tỉnh ta vẫn tràn ngập hàng Trung Quốc không có dấu hợp quy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục