Đại tá Nguyễn Đức Chung - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Hà Nội.

Đại tá Nguyễn Đức Chung - Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Hà Nội.

Hai tuần sau khi vụ án được khám phá, PV Chuyên đề ANTG đã trở lại ngôi nhà số 7 Thiền Quang, trò chuyện cùng Đại tá Nguyễn Đức Chung về những điều còn chưa nói tới ở đằng sau vụ án giết người đặc biệt man rợ này...

Là người chỉ huy cao nhất của lực lượng điều tra hình sự Công an TP Hà Nội, Đại tá Nguyễn Đức Chung có mặt tại hiện trường vụ án ngay từ phút đầu tiên, khi xác chết không đầu trên tầng thượng khu chung cư G4 được phát hiện; hỏi cung Nguyễn Đức Nghĩa đầu tiên, ngay sau khi hắn bị bắt; chứng kiến nỗi đau khôn cùng của gia đình nạn nhân xấu số Nguyễn Phương Linh bắt đầu từ khi họ được biết về cái chết đớn đau của con gái mình.

Gần 20 năm làm điều tra trọng án, đã từng tham gia khám phá hầu hết các vụ án có tính chất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn Hà Nội, nhưng đối với Đại tá Nguyễn Đức Chung, vụ án giết người man rợ ở chung cư G4 vẫn là một ám ảnh.

“Nguyễn Đức Nghĩa đến giờ này vẫn lạnh lùng, bình thản”

- PV: Với việc phát hiện một xác chết không đầu, không ngón tay ở chung cư G4, đã có nhiều nghi vấn hoặc bí ẩn được đặt ra. Thế nhưng, chỉ sau 24 giờ, Công an Hà Nội mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát Hình sự đã bắt được thủ phạm, hóa giải được hoàn toàn những nghi hoặc bí ẩn đó. Đúng là một kỷ lục đáng nể phục trong điều tra phá án, không chỉ đối với Công an Hà Nội.

- Đại tá Nguyễn Đức Chung: Hiện nay, các công việc điều tra vẫn đang được tiếp tục. Đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây căm phẫn trong nhân dân và ảnh hưởng đến công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Dư luận không chỉ lên án mạnh mẽ hành vi man rợ của kẻ giết người mà còn đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử đối tượng trong thời gian sớm nhất với hình phạt thật nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung. Trong khâu điều tra của chúng tôi, việc tiến hành điều tra vụ án  đã và đang được tiến hành thận trọng nhưng khẩn trương. Vụ án này đã được Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội kết luận điều tra, chuyển Viện Kiểm sát đề nghị truy tố.

CSĐT dẫn hung thủ đi tìm tang vật.

- PV: Thường thì kẻ phạm tội dù dã man, côn đồ đến mấy nhưng khi bị bắt cũng suy sụp. Tôi còn nhớ, khi vụ giết người đốt xác ở ngõ chùa Liên Phái bị phát hiện, kẻ giết người tình rồi thiêu để phi tang, là một bác sĩ, sau khi bị bắt, khai nhận xong đã sợ hãi đến mức gần như lả đi. Là người đầu tiên hỏi cung Nguyễn Đức Nghĩa ngay sau khi hắn bị bắt, Đại tá thấy Nghĩa có suy sụp gì không?

- Đại tá Nguyễn Đức Chung: Nghĩa hoàn toàn bình thản khi khai nhận tội lỗi. Lạnh lùng đến ghê sợ. Đêm 18/5, khi anh em áp giải Nghĩa từ trên Thái Nguyên về đây, tôi trực tiếp hỏi cung Nghĩa nhưng không hề thấy Nghĩa có bất kỳ một biểu hiện nào lo lắng, sợ hãi. Cho đến tận giờ phút này, khi công việc điều tra sắp kết thúc, Nghĩa vẫn lạnh lùng, bình thản, không hề tỏ ra ăn năn, hối hận.

- PV: Có vẻ bất thường nhỉ, Nghĩa là một thanh niên có ăn có học đoàng hoàng, không nghiện ngập, sao lại bỗng dưng ra nông nỗi đó...

- Đại tá Nguyễn Đức Chung: Hoàn toàn không "bỗng dưng" đâu. Với Nghĩa, từ một con ngoan, trò giỏi trở thành kẻ phạm tội là cả một quá trình. Gia đình Nghĩa là một gia đình tốt nhưng việc quản lý Nghĩa rõ ràng là không sát sao. Nghĩa học đại học xa nhà, ở Hà Nội Nghĩa sống thế nào, gia đình không hay biết. Nghĩa học xong, làm gì gia đình cũng không biết.  Nghĩa nghiện game, từng một lần vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích, Nghĩa không có việc làm ổn định.

Cuộc sống của Nghĩa ở Hà Nội, gia đình Nghĩa chỉ biết qua lời kể của Nghĩa thôi, hoàn toàn không kiểm soát. Nghĩa sống buông thả, cần tiền, nhiều lần cầm cố tài sản của bạn bè, người quen. Trong khi đó lại không có việc làm ổn định. Thế nên, Nghĩa phạm tội. Sự sa ngã của Nghĩa không phải ngày một ngày hai mà là cả một quá trình. Chỉ có điều, gia đình Nghĩa không biết mà thôi. Đây cũng là một bài học đau xót của các bậc làm cha làm mẹ trong việc quản lý con em mình.

- PV: Nhưng không chỉ có cha mẹ Nghĩa không biết mà hình như cô Linh, bạn gái cũ của Nghĩa cũng không biết. Thế nên, khi Nghĩa gọi, dụ đến chơi,  Linh đã mất cảnh giác nghe theo để cuối cùng phải chết đau đớn...

- Đại tá Nguyễn Đức Chung: Đây cũng là một bài học cảnh giác mà tôi nghĩ là rất cần phải lưu tâm. Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra khá nhiều vụ lừa đảo, giết người, cướp tài sản mà thủ phạm chính là người quen cũ của nạn nhân. Có những người quen biết, thậm chí bạn bè nhưng đã lâu không gặp nhau, lại chẳng có thông tin về nhau, đến khi gặp lại cũng cần phải hết sức thận trọng khi giao dịch, làm ăn với họ. Lẽ vì, trong thời gian bặt tin nhau, có thể họ đã biến đổi về nhân cách.

Trong vụ án này, Linh và Nghĩa trước đó học cùng và yêu nhau. Nhưng họ chia tay nhau đã lâu. Sau đó, Nghĩa làm gì, sống ra sao, Linh không biết. Cho đến khi gặp lại, Nghĩa điện thoại bảo Linh đến chơi, còn dặn nhớ mang theo laptop, mục đích là để cướp. Địa điểm Nghĩa chọn làm nơi hẹn hò cũng là một căn hộ chung cư riêng biệt, chỉ có hai người, thuận lợi cho Nghĩa hành động. Linh mất cảnh giác nên đến.

Không ít hiệu cầm đồ trở thành nơi chứa chấp của gian

- PV: Qua vụ án này mới thấy, việc cầm cố tài sản ở các hiệu cầm đồ quá dễ, chả cần chính chủ, bất kỳ ai cũng có thể đem đồ đi cầm. Tài sản của Linh, cả của Yến nữa, Nghĩa đi cầm tuốt tuột.

- Đại tá Nguyễn Đức Chung: Tại Hà Nội hiện có 3.179 hiệu cầm đồ. Trong đó có không ít hiệu làm sai quy định. Tài sản không có nguồn gốc, không cần chính chủ họ vẫn cầm cố. Thậm chí, họ chấp nhận cầm đồ cho cả trẻ vị thành niên. Vì lợi nhuận họ đôi khi bất chấp cả các quy định của pháp luật. Họ cầm cố cả những tài sản do phạm tội mà có, biến hiệu cầm đồ trở thành nơi tiêu thụ của gian. Đây chính là yếu tố thuận lợi để tội phạm phát triển. Mỗi năm Hà Nội bị mất cắp chừng 2.000 chiếc xe máy. Không như trước đây, tội phạm bây giờ không cần phải đục lại số khung số máy cũng vẫn bán được xe. Qua một số vụ đã khám phá thì thấy bây giờ xe trộm cắp, bọn tội phạm làm giả giấy tờ rồi tống tất vào hiệu cầm đồ là tiêu thụ được.

Phải siết chặt quản lý đối với các hiệu cầm đồ, đó cũng là một bài học rút ra sau vụ án Nguyễn Đức Nghĩa. Cảnh sát Hình sự Hà Nội đang có kế hoạch phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc tuân thủ pháp luật ở các hiệu cầm đồ trên địa bàn TP. Tuần trước mới kiểm tra 46 cửa hiệu thuộc khu vực xung quanh các trường đại học ở Thanh Xuân và Hà Đông. Thời gian tới sẽ tiến hành kiểm tra tất cả. Nơi nào làm sai các quy định của pháp luật sẽ kiến nghị rút giấy phép kinh doanh.

Hiệu cầm đồ 524 Đường Láng, nơi Nghĩa đến cầm cố tài sản cướp được.

- PV: Thì các hiệu cầm đồ dễ dãi thế nên Nghĩa mới cầm cố tài sản được nhiều lần, của nhiều người quen, cả của cô Yến, người yêu mới nhất nữa. Đã thế, Nghĩa còn rủ người yêu cũ về nhà người yêu mới để vui vẻ. Nghĩa sống như thế mà sao cô Yến vẫn bảo vệ Nghĩa mù quáng đến độ còn tìm cách che giấu cả tội ác của Nghĩa.

- Đại tá Nguyễn Đức Chung: Sáng 17/5 thì phát hiện thấy xác chết trên tầng thượng chung cư G4. Nạn nhân bị giết rất dã man, bị cắt đầu, bị cắt mất cả 10 đầu ngón tay. Điều này Yến biết. Chiều 17/5, khi Cơ quan điều tra phát hiện thấy dấu máu trong căn hộ của Yến, cô cũng biết. Tối 17/5, khi cô liên lạc với Nghĩa thì Nghĩa thú nhận chính Nghĩa là thủ phạm. Nhưng khi được Cơ quan điều tra mời lên làm việc, đề nghị hợp tác, cô ta vẫn trả lời không biết.

- PV: Nhìn thi thể nạn nhân rất thương tâm, không ai cầm lòng được. Mọi người dân đều sẵn sàng hợp tác với Cơ quan điều tra với mục đích nhằm sớm nhất tìm ra kẻ thủ ác. Thế mà, không hiểu sao cô gái này lại vô cảm đến thế.

- Đại tá Nguyễn Đức Chung: Tôi đã trực tiếp điều tra nhiều vụ án giết người và trong quá trình tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, tôi cũng đã khai thác thông tin từ nhiều người biết việc. Trong đó, có cả những đối tượng nghiện hút, có tiền án tiền sự. Nhưng ngay cả với nhóm đối tượng này thì họ cũng sẵn sàng hợp tác, cung cấp các thông tin họ biết để giúp Cơ quan điều tra nhanh chóng tìm ra thủ phạm. Có người còn bộc bạch rằng tuy họ nghiện hút hoặc đã ra tù vào tội nhưng đối với kẻ giết người thì không thể dung túng được.

Nhưng cô Yến thì khác. Không chỉ không hợp tác với Cơ quan điều tra, che giấu thông tin về tội phạm của Nghĩa mà cô ta còn bí mật đi mua sơn về quét đè lên những vết máu đã bị bắn lên tường nhà mình nhằm xóa đi những bằng chứng tội ác. Hành vi đó là vi phạm pháp luật và đây chính là căn cứ để Cơ quan điều tra khởi tố bị can đối với Hoàng Thị Yến về tội không tố giác tội phạm.

- PV: Cô ta vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng đáng sợ hơn cả chuyện phải đứng trước vành móng ngựa có lẽ là hậu quả lâu dài của thái độ vô cảm trước cái ác, cái xấu. Lẽ vì, khoảng cách giữa sự vô cảm với tội ác rất gần, phải không thưa Đại tá?

- Đại tá Nguyễn Đức Chung: Vô cảm là ngọn nguồn của tội ác. Khi con người sống mà thiếu đi tình yêu thương đồng loại thì tội ác rất dễ nảy sinh. Nghĩa đã xuống tay, giết chết người con gái mà mình đã từng yêu thương một cách rất dã man. Chỉ tính riêng trong năm 2009, ở Hà Nội đã xảy ra 13 vụ giết người mà kẻ thủ ác, tiếc thay lại chính là những người thân thiết, ruột thịt, máu mủ. Mới đây nhất là vụ con gái đâm chết cha đẻ ở quận Đống Đa. Những loại án kiểu này đang có xu hướng gia tăng, cho thấy sự xuống cấp có phần nghiêm trọng của đạo đức xã hội.

Vụ án Nguyễn Đức Nghĩa cũng như hàng loạt các vụ án tương tự trong thời gian qua, thêm một lần nữa cho thấy một bài học đau xót về hậu quả của những lỗ hổng trong giáo dục nhân cách con người. Phòng ngừa và ngăn chặn tội ác, suy cho đến cùng, phải bắt đầu từ việc giáo dục nhân cách.

Những tiếng gõ cửa dồn dập, cắt ngang câu chuyện của PV ANTG và Đại tá Nguyễn Đức Chung. Một nhóm điều tra viên với một tập hồ sơ vụ án hối hả bước vào phòng. Họ vừa trở về từ hiện trường vụ án con gái đâm chết cha đẻ ở quận Đống Đa. Đại tá Nguyễn Đức Chung lần giở từng trang hồ sơ, kỹ lưỡng xem bản ảnh hiện trường và buồn bã đặt bút ký vào hồ sơ tố tụng. Lại thêm một bi kịch đau lòng...

                                                                                    Theo Báo CAND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Nguyễn Thị Thuỷ Tiên tại cơ quan điều tra.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển khai thực hiện Đề án TTPBPL cho người lao động và sử dụng lao động cho các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009-2012

(HBĐT) - Sáng 4/6, tại Sở LĐTB&XH, Ban điều hành Đề án đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện giai đoạn I Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh từ năm 2009 -2012.

Công an Thành phố: Bắt 4 vụ, 6 đối tượng mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý

(HBĐT) - Hưởng ứng “Tháng hành động phòng chống ma tuý năm 2010”, trong những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm 2010, Công an thành phố Hoà Bình đã chỉ đạo các lực lượng tấn công trấn áp mạnh các điểm mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý.

“Săn” gỗ lậu giữa rừng phòng hộ đầu nguồn

Khe Nét thuộc rừng phòng hộ Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã được Thủ tướng đưa vào quy hoạch thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Thế nhưng tốc độ phá rừng ở đây vẫn diễn ra chóng mặt. Báo chí đã len vào một đường dây lâm tặc để tìm câu trả lời.

Thượng tướng Lê Thế Tiệm thăm, động viên 3 cán bộ Công an bị thương trong chiến đấu chống tội phạm ma túy

Thượng tướng Lê Thế Tiệm nhẹ tay lật lớp áo người chiến sỹ. Nhìn những vết băng còn hơi rớm máu, ông không khỏi xúc động. Như một người cha đối với con mình, ông ân cần hỏi Đại úy Cường xem anh thấy trong người thế nào, có đau nhiều không, có ăn được không?... Đáp lại sự ân cần của Thượng tướng, anh Cường đã thưa qua về sức khỏe của mình, anh nói khẽ: "Báo cáo Thủ trưởng, cháu khỏe rồi,cháu sắp ra trận được rồi…".

Xin đi nhờ để cướp xe máy

Bọn chúng phân công ba "nữ tặc" đứng giả vờ làm công nhân đi làm ca về khuya xin đi nhờ xe để "đánh" vào "lòng thương hại" của những người đi đường. Khi có người (chủ yếu là nam) “sập bẫy”, các đối tượng còn lại sẽ nấp trong bụi rậm nhào ra đánh người đi đường để cướp tài sản.

Sứ giả bình yên cho lối phố

(HBĐT) - Ở đâu có xích mích, cãi cọ, tranh giành là ở đó có bà, với vai trò là người trung gian hòa giải. Với bà điều đáng quý nhất là gìn giữ được sự bình yên cho khối phố, mọi người mọi nhà đều được sống trong tình đoàn kết yên vui. Bà là Tạ Thị Toán- tổ trưởng tổ hòa giải số 21, phường Chăm Mát, thành phố Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục